đổi được môi trường, thì chi bằng thay đổi tâm trạng của chính mình,
không phải tốt hơn sao?
Một ngày nọ, thiền sư Vô Đức vừa ra khỏi pháp đường thì gặp một tín
đồ đang ôm một bó hoa tươi đến dâng lên Phật. Thiền sư Vô Đức nhận ra
tín đồ này, ngày nào anh ta cũng hái hoa tươi trong vườn nhà mình để dâng
lên Phật Tổ. Thiền sư vui vẻ nói: “Ngày nào con cũng thành kính dâng Phật
hoa tươi, kiếp sau sẽ được phước lành.”
Tín đồ trả lời: “Đây là chuyện nên làm, mỗi khi tôi đem hoa tươi đến
điện Phật, tôi cảm thấy tâm thanh tịnh, nhưng khi về đến nhà, tâm linh lập
tức bị quấy nhiễu bởi những ồn ào nơi trần thế, và trở nên buồn bực. Tôi
lại không thể rời khỏi trần thế, vậy ở trần thế này, con người làm thế nào
mới giữ được trái tim thanh tịnh?”
Thiền sư hỏi lại: “Ta hỏi con, con làm thế nào để giữ cho bông hoa này
được tươi tắn?”
Tín đồ đáp lại: “Cách để giữ cho hoa tươi rất đơn giản, mỗi ngày tưới
nước cho hoa, đồng thời khi thay nước thì cắt bớt cành đi một chút. Bởi vì
đoạn cành ngâm trong nước dễ bị thối, ảnh hưởng đến việc hấp thụ nước
và chất dinh dưỡng của hoa, khiến hoa dễ héo tàn.”
Thiền sư Vô Đức nói: “Đúng, giữ cho tâm thanh tịnh cũng giống như
con tưới nước cho hoa mỗi ngày vậy, không ngừng tịnh hóa tâm trí và thể
xác, bỏ đi những biến chất, tạp niệm không tốt là được rồi.”
Tín đồ nghe xong, vui vẻ hành lễ và nói đầy cảm kích: “Cảm ơn thiền
sư đã chỉ dạy, hy vọng sau này có cơ hội gần gũi với thiền sư, sống cuộc
sống thiền giả trong chùa một thời gian, hưởng sự thanh thản từ tiếng
trống chiều chuông sớm và tiếng hát tụng Bồ Đề.”
Thiền sư nói: “Hơi thở của con là tiếng ca tụng, nhịp đập của mạch là
tiếng trống, cơ thể là miếu thờ, hai tai chính là bồ đề, có nơi nào không