phải nơi thanh tịnh, đâu cần phải chờ cơ hội vào chùa sống?”
Nhiều người giống như vị tín đồ này, thường nói muốn thoát khỏi trần
thế, lên núi sống cuộc sống nhàn nhã thoát ly thế tục, cứ như thay đổi môi
trường là có thể tĩnh tâm, có được cuộc sống mà mình mong muốn. Thật
ra, cũng giống như trong thơ có nói:
“Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ,
Tâm viễn địa tự thiên.”
(Tạm dịch:
Làm nhà giữa cõi tục,
Mà không xe ngựa ran.
Hỏi Bác sao được thế?
)
Chỉ cần ta loại bỏ tạp niệm trong tâm, thì dù là ở đâu cũng có thể có
được tĩnh lặng chân chính.
Có một mùa hè, Bạch Cư Dị
chống chọi với cái nắng chói chang đến
thăm thiền sư Hằng Tịch. Đi được nửa đường, lưng ông đã đẫm mồ hôi.
Nhưng khi bước vào thiền phòng, ông lại phát hiện thiền sư đang ngồi
tham thiền trên đệm cói, tư thế ngay ngắn, không động đậy chút nào. Ánh
mặt trời oi bức chiếu qua cửa sổ, rọi lên trên người thiền sư, vậy mà nét
mặt thiền sư vẫn bình tĩnh, dường như không hề thấy nóng. Bạch Cư Dị
ngạc nhiên, hỏi: “Thiền phòng nóng bức như vậy, tại sao thiền sư không
ngồi thiền ở vị trí mát hơn?”
Thiền sư Hằng Tịch đáp: “Thời tiết nóng lắm sao? Nhưng ta lại cảm
thấy rất mát mẻ.”
Bạch Cư Dị đột nhiên hiểu ra, liền làm một bài thơ: