“B
Biết đủ thường hài lòng, biết dừng thì dừng được
Biết đủ thường hài lòng, trọn đời không hổ thẹn. Biết dừng thì dừng
được, trọn đời không xấu hổ.
Đại sư Hoằng Nhất - “Tuyển tập cách ngôn”
iết đủ” là người ta cho bao nhiêu, bạn “tuy không hài lòng, nhưng vẫn
chấp nhận được”, “biết dừng” là khi đến một mức độ nào đó biết xua
tay nói: tôi không cần nữa. “Biết đủ” là do người, “biết dừng” là do mình.
“Biết đủ” là không tham, “biết dừng” là không tùy tiện.
Trước đây, ở dưới núi Phổ Đà có một tiều phu, cả ngày đi sớm về trễ,
lao động vất vả, nhưng vẫn không thể no ấm, trong nhà thường không có
gì ăn. Vợ của người tiều phu hằng ngày đều đến thắp hương, thành kính
cầu Phật Tổ từ bi, giúp cho họ sống tốt hơn một chút. Lời cầu xin của cô
quả nhiên cảm động được Phật Tổ. Một ngày nọ, khi ra ngoài đốn củi,
người tiều phu đã đào được một bức tượng la hán vàng dưới một gốc cây
lớn.
Người tiều phu vốn không có lấy một đồng bỗng chốc trở thành phú
ông, mua ruộng đất, có nhà sang, cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều. Đáng lẽ