NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 31

Đại sư Thánh Nghiêm từng nói: “Nếu con người hiện đại có thể xem

nhẹ danh lợi, không tính toán, sống qua ngày với thái độ một cháo một

cơm, thì sẽ thấy “dư dả” trong sự đạm bạc, thấy tâm tự tại, cõi lòng tĩnh

lặng như không có gì vướng bận.”

Cách nói “Một cháo một cơm” xuất phát từ một câu chuyện Phật giáo.

Thiền sư Ngưỡng Sơn hỏi thiền sư Vy Sơn: “Thầy ơi, sau khi người

viên tịch, nếu như có ai hỏi đạo pháp của thầy là gì, con nên trả lời như thế

nào?” Thiền sư Vy Sơn chỉ nói bốn chữ: “Một cháo một cơm.”

Tại sao lại nói một cháo một cơm? Bởi vì ở chùa Thiền Tông, buổi

sáng ăn một bát cháo, buổi trưa ăn một bát cơm, buổi tối không ăn gì cả.

Thiền sư Vy Sơn trả lời như vậy tất nhiên không phải bởi một ngày thiền

sư chỉ có thể ăn cơm và cháo, ý của ngài là, cho dù con người có bao nhiêu

ham muốn, thật ra mỗi ngày chỉ cần một cháo một cơm là đủ rồi. Có là

hoàng đế thì suy cho cùng cũng chỉ là một ngày ba bữa cơm thôi. Thiền sư

Vy Sơn dùng bốn chữ “một cháo một cơm” để khuyên mọi người cần phải

học cách biết hài lòng .

Tôi vui dẫu chỉ có một cái bánh bao, bởi chí ít hôm nay tôi không bị đói

bụng nữa. Có một bàn sơn hào hải vị là tôi thỏa mãn lắm rồi, đời người có

được niềm hạnh phúc lớn lao như vậy, tôi còn gì mà không vui nữa? Có

nhiều có ít đều vui như nhau, người như vậy là người biết đủ. Bởi vì biết

đủ, trong lòng tràn đầy cảm giác sung túc. Còn những người không biết đủ

luôn cảm thấy không hài lòng với cái mình đang có và lúc nào cũng nói

như thể mình là một người nghèo khổ, bất hạnh. Cho nên, dù anh ta là triệu

phú, thì thật ra vẫn là người nghèo.

Nếu muốn hưởng thụ niềm vui của cuộc sống, điều cơ bản để tin theo

chính là “Biết đủ thường hài lòng, biết dừng thì dừng được”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.