tới những chi tiết của cái chết có phần ngớ ngẩn này. Tuy nhiên bà vẫn hỏi
với giọng chán nản: “Vậy ra chính là một gã ma cô đã giết con tôi?” Rồi,
không đợi ai trả lời, bà lẩm bẩm một mình: “Một thằng mất dạy… một con
sâu trên vỉa hè… một gã đốn mạt.”
Thật đáng kinh ngạc khi những ý nghĩ trên bật ra từ miệng một phụ nữ có
cuộc sống xa cách hẳn chốn hạ lưu, với mái tóc muối tiêu, vẻ mặt thông
minh, trang phục theo kiểu cổ điển đứng đắn. Nhân viên cảnh sát tò mò nhìn
bà. Bà ngồi trên chiếc ghế dựa bằng gỗ, rửa những chiếc cọ thật kỹ, cầm lên
ngắm nghía, sắp xếp ngay hàng thẳng lối, mắt nhìn mông lung. Con trai bà
và việc vẽ của cậu là tất cả cuộc đời của bà.
Nhân viên cảnh sát lên tiếng:
— Theo nguyên tắc, thưa bà Danant, yêu cầu bà nhìn tấm ảnh này, xem
thử gã có quen biết con trai bà hay không, một vụ trả thù chẳng hạn… Mặc
dù chủ quán đã chính thức nói ông ta không nhận ra… Hiển nhiên, đây là
một vụ xô xát ngớ ngẩn, gã này đã uống quá nhiều rượu… gã không phải
người trong khu phố.
— Còn cô gái, dĩ nhiên cô chẳng khai gì. Cô ta sợ, chuyện bình thường là
vậy, phải không nào? Một cô gái sống lang thang kiếm tiền trên vỉa hè chẳng
nên nói nhiều.
Bà Danant nói với giọng buồn buồn, làm như bà biết rành tâm trạng cô
gái. Nào mấy ai biết bà cũng từng là một cô gái như vậy. Đây là điều bí mật
của riêng bà. Nhưng cảnh sát tự nhủ rằng truyền hình, phim ảnh khiến người
ta có thể tưởng tượng ra những ý nghĩ như vậy.
Báo chí có vài dòng đề cập đến bà mẹ và nạn nhân – cũng là con trai duy
nhất của bà. Và cậu con trai đã chết ở tuổi ba mươi. Cậu có một mơ ước lớn:
mở cho riêng mình một cuộc triển lãm tranh, và cậu cứ mải mê vẽ, vẽ mãi.
Những khung vải chồng chất trong căn phòng nhỏ sát mái nhà cho thấy điều
ấy: cậu vẽ với nỗi khát vọng không thoả mãn, với lòng đam mê vô hạn.
Tấm ảnh nhận dạng tư pháp mà nhân viên cảnh sát rút ra từ trong cặp hẳn
nhiên chẳng phải là một tác phẩm đẹp đẽ gì. Gã sát nhân – giả thiết như vậy,
bởi gã phủ nhận điều này – có vẻ mặt khiến người ta dễ lầm là một công