Mặt Văn Bình đỏ gay :
- Thưa, tháng trước nó lên sởi, tuần rồi lại ho suốt ngày đêm. Tôi lo
quá cứ tưởng là ho gà. Nhưng bây giờ thì khỏi rồi.
Ông Tổng giám đốc cười nụ :
- Tôi cứ tưởng anh không biết nuôi trẻ con. Té ra tôi lầm, mọi người
đều lầm. Anh còn giỏi hơn đàn ông chân chỉ nữa. Sáng mai, nhân viên của
Sở sẽ đến nhà, mang nó vào ký nhi viện của Sở. Họ sẽ chăm sóc nó giùm
anh. Anh và cô Quỳnh Loan ra sao?
Văn Bình đáp :
- Nàng không đặt điều kiện nào cả. Nàng vẫn sống với tôi như
thường lệ. Có lẽ nàng không nuôi hy vọng thành hôn với tôi.
Ông Hoàng khoát tay :
- Quỳnh Loan rất muốn làm vợ anh. Song tôi thẳng thắn bác bỏ. Tôi
đã nói trước nếu cô ta chịu để cho anh hoàn toàn tự do thì mới cho phép hai
người sống chung một thời gian, và cô ta đã chấp thuận. Cháu Văn Hoàng
sẽ là con của Sở. Tôi đứng ra đỡ đầu, vì vậy nó mang tên tôi. Tôi đã khẩn
khoản yêu cầu Quỳnh Loan giữ gìn để khỏi thụ thai lần nữa. Tôi rất bằng
lòng vì cô ấy đã tuân lệnh.
Lời nói của ông Hoàng như mũi dao xỉa vào tim Văn Bình. Chàng
không dè Quỳnh Loan đã hy sinh tất cả cho chàng. Chàng cũng không dè
ông Hoàng đã lo liệu hết. Lo liệu công tác, lo liệu tiền nong, lo liệu ăn uống
cho chàng, ông lại lo liệu cả tình yêu cho chàng nữa.
Chàng có cảm tưởng chỉ là đứa trẻ con sống nhờ vào sự chăm chút
cần mẫn của mẹ. Giờ đây mẹ đi xa, bỏ đứa trẻ ở nhà, xoay xở một mình
trước hàng trăm, hàng ngàn khó khăn phức tạp.
Ông Tổng giám đốc đứng dậy.
Bên ngoài, đường sá bắt đầu vắng lặng. Một vài chiếc xe hơi về
chậm trong giờ giới nghiêm, mở đèn sáng rực, phóng bán mạng như găng-
tơ bị săn đuổi trên màn bạc.
Khi ấy, Văn Bình cũng đang bị săn đuổi. Kẻ săn đuổi chàng không
phải là nhân viên địch, đội mũ kết tùm lum, mặc âu phục đen, đi giày đế