hôm ấy, bà có thai, sinh đôi được hai con gái, đặt tên cho cô chị là Ngọc
Thanh, cô em là Ngọc Trinh, tục thường gọi là Ả Chàng và Ả Chạ.
Ả Chàng và Ả Cha đều xinh tươi như đôi bông sen thắm, nhưng từ nhỏ hai
chị em đã thấy nhiều phần khác nhau về tính nết -, mà vẻ đẹp của hai người
cũng không giống nhau.
Lê Ngọc Thanh là chị, dung nhan đằm thắm, tính nết hiền lành, chăm chỉ
việc đồng ruộng vá may, thật là một cô gái nết na thùy mị.
Cô em Lê Ngọc Trinh trái lại dung mạo sắc sảo, đôi mắt lóng lánh, môi như
hoa lựu đỏ tươi, không bao giờ yên chân yên tay, cười nói hớn hở, ưa chạy
nhảy thích đánh gậy ném đá.
Khi chăn trâu, Ngọc Trinh thường bày trò đánh quân chia các trẻ chăn trâu
làm hai phe, gậy đá đánh nhau, có khi sứt đầu mẻ tai. Nhiều người thường
phàn nàn với ông bà Lê Hoàn về cái nết nghịch ngợm của Ngọc Trinh.
Năm Lê Ngọc Thanh mười chín tuổi, một viên quan đô hộ cho người đến
dạm hỏi. Ông bà Lê Hoàn không thuận. Viên quan đô hộ ức hiếp, bắt Lê
Ngọc Thanh về làm tiểu thiếp. Vài tháng sau, Lê Ngọc Thanh đau buồn quá
qua đời.
Hai ông bà Lê Hoàn căm giận kẻ ngoại tộc thống trị, xót thương con gái,
uất ức sinh bệnh, lần lượt qua đời. Khi sắp mất, ông cầm tay Ả Chạ, ứa
nước mắt nói : " Con có khí phách của người anh hùng, không như hạng
nhi nữ thường tình. Vì nước mất nên nhà mang nhục, con hãy ghi nhớ lấy !
", lại ngoảnh nhìn ông em vợ, chỉ vào con gái, lại chỉ vào bụng mình, kêu
to lên một tiếng rồi mất.
Lê Ngọc Trinh ghi nhớ lời cha, nung nấu thù nhà nợ nước, mới bàn việc với
ông cậu, cùng mưu việc báo quốc.