Nước, tại sao sư thầy lại đặt cho nàng tên là Quốc mà không là Thuỷ ?
Người mẹ lúng túng và đành nhờ sư thầy giảng hộ, còn cái tên nôm na là
Nước mà mẹ đặt thì mẹ đành giấu kín cái tâm sự nặng nề ấy.
- Bố con bé vì đói đã nhảy xuống nước mà chết cho thoát nợ đời. Đó, mọi
người dân làng Hạ Tốn đã hiểu về cuộc đời của ni cô Tuyết Tĩnh là như thế.
Và mẹ cũng nói như thế với con : đặt tên cho con là Nước để nhớ tới người
đã sinh ra con phải chìm mình ở dưới nước.
Vì đói quá ! Tại sao bố nàng đói đến nỗi phải tự tử ? Phải bỏ mẹ con nàng ?
Nàng Quốc tự hỏi.
Nhờ sư thầy, nàng Quốc hiểu rõ thêm sâu sắc điều đã làm nàng suy nghĩ
bao nhiêu lần. Đúng, " nước ", chữ là " thuỷ ". Nhưng còn có một nước
khác nữa, nước đó là của tổ tiên xưa để lại, của các Vua Hùng để lại, nước
này là xương máu bao đời cha ông khó nhọc xây dựng nên. Nước này đã
mất rồi, hay là còn đây mà cũng hoá như mất.
Khói hương mơ hồ tỏa bay. Với cánh hoa đại nhẹ rơi trên thềm chùa. Sư
thầy ngồi im lặng, nếp áp nâu buông thẳng xuống, bất động, cùng với dáng
ngồi nhập định không khác một pho tượng tạc bằng đá, mắt nhắm lại như
thả hồn yên tĩnh về cõi Nát Bàn. Nàng Quốc quỳ xuống, kính cẩn nâng tà
áo nhà chùa lên chùi nước mắt tràn trên má và lặng lẽ lui về.
* * *
Giặc Hán ngày càng ngang ngược. Viên quan Hán thả quân cướp bóc các
làng. Bọn chúng thấy con gái đẹp là mắt diều mắt quạ. Có lần giặc về trang
Hạ Tốn nhũng nhiễu. Chúng bắt gặp nàng Quốc bèn hò nhau vây bắt, Quốc
chạy vượt lên. Giặc đuổi. Quốc nhảy tùm xuống sông lặn một hơi rồi lại
tìm lên bờ, cách làng một quãng khá xa, ngồi nấp một chỗ kín. Khi Quốc
trở về làng thấy con gái làng có người bị chúng làm nhục đã đâm đầu
xuống giếng mà chết. Máu Quốc lại sôi lên. Trong khi làm tang lễ cho
người con gái xấu số, người làng từ già chí trẻ ai cũng bầm gan tím ruột.