Về sau này, người ta đặt tên cho cánh đồng nơi quân Lê Thị Hoa đã giao
chiến với giặc trận đầu là đồng Mã giặc.
* * *
Hàng ngàn người nổi lên theo Nàng Hoa. Nghĩa quân Nàng Hoa đã làm kẻ
thù khiếp sợ và lúng túng. Vùng đồng bằng Thiên Bản giàu có đã trở thành
đất lửa đối với giặc. Người mẹ bốn con, người thiếu phụ xinh đẹp 31 tuổi
Lê Thị Hoa cầm đầu hàng ngàn nghĩa quân đã đánh bại kẻ thù nhiều trận và
bà mẹ ấy vẫn mong ngày mong đêm sao cho các con chóng khôn lớn để
cùng mẹ rửa thù nhà đền nợ nước.
Nhưng một năm sau, nghĩa quân dần lâm vào thế bị động, thế thủ. Các làng
luôn bị giặc vây đánh càn quét. Vụ mùa năm đó, lúc lúa đồng còn mới uốn
câu, giặc đã kéo về vây trang Thượng Linh và cho quân gặt lúa, cho ngựa
xéo lúa. Nghĩa quân và dân các làng xung quanh cùng với trang Thượng
Linh nổi tù và, trống, mõ, vác giáo mác, mang quang gánh liềm hái ra
giành lúa với giặc. Máu dân các làng, máu giặc tưới ướt đồng. Giặc theo
dân chạy lúa tràn được vào làng trang Thượng Linh kịch chiến với giặc
trong từng ngõ xóm. Giặc tung thêm quân cứu viện về. Nghĩa quân và dân
làng cố chống giữ. Giặc đốt phá và bắt đi hàng chục người, cả tráng đinh,
đàn bà và người già cả.
Giặc rút, để lại làng tan hoang đẫm máu và một cánh đồng lúa tơi bời.
Từ sau " trận lúa " như dân vẫn thường gọi, quân khởi nghĩa đã bước vào
một tình thế khó khăn. Lúa mất, màu cũng chẳng còn. Giặc luôn vây đánh.
Giặc cấm bến cấm chợ. Tháng 10 năm ấy, bệnh sởi lan tràn khắp vùng.
Làng nào, nhà nào cũng có người ốm. Tháng 10 mà làng phải ăn cháo lúa
non, vì phải dè xẻn cho tới vụ chiêm.
Lê Thị Hoa bồn chồn lo lắng. Các con nàng đều bị sởi hành hạ. Nàng vừa