cùng đuổi giặc Hán đấy thôi ! ". Quỳnh và Quế cũng vui mừng vì biết Xuân
nương là bậc hào kiệt có tài đức, có trí lớn, nhìn xa nghĩ sâu, xứng đáng là
ngôi chủ trưởng đưa dắt mọi người, mới xin theo Xuân nương. Xuân nương
an ủi bảo ban, dặn rằng về kết bạn với các tráng sĩ, cùng nhau hãy lên núi
Bứa lập trại chống giặc. Nàng Xuân lại nói : " Muốn vào nhà phải qua
cổng. Vùng núi rừng châu Đại Man ta lấy sông Bứa làm hào, núi Bứa làm
cổng, hai em chớ coi thường. Các động đều ở nhà sàn, ăn cơm ống, đó
chính là quê của mẹ ta. Các em giữ vững nơi cổng ngõ, chờ lệnh ta nhé ! ".
Từ đó núi Bứa trở thành nơi hai nàng Quỳnh và Quế thiết lập căn cứ chống
giặc Hán.
Xuân nương đưa hai nàng Quỳnh và Quế cùng theo về gặp Hai Bà Trưng ở
Mê Linh. Hai Bà giao cho Quỳnh và Quế năm trăm quân, lại cho về đóng
giữ núi Bứa.
Khi Trưng Vương tế cờ ở Hát Môn, đem đại quân tiến đánh Luy Lâu lại có
lệnh gọi Quỳnh và Quế về, phong làm Tiên phong phó tướng, thuộc dưới
quyền Thiều Hoa, đi trước đến Luy Lâu vây hãm.
Dẹp xong Tô Định, Hai Bà luận công phong thưởng các tướng sĩ, hai nàng
Quỳnh và Quế đều được phong công chúa (1)
Chú thích:
(1) Xã Quang Húc ở đầu con sông Bứa (còn có tên là sông Mỹ Giang) có
miếu cây Quân thờ nàng Quỳnh và miếu cây Sấu thờ nàng Quế. Núi Bứa
trong truyền thuyết trên, nay có tên là núi Nàng hời Nàng hỡi, có thuyết
cho rằng vì hai nàng mất trên núi nên núi có tên như vậy, với ý nghĩa là
nhân dân than khóc hai nàng.