Sự giàu có hay chức vị không bị bắt buộc phải theo truyền thống cha truyền
con nối. Người Igbo sống ở vùng Đông Nam bao gồm khoảng hơn 600 bộ
lạc độc lập, tự trị, và theo chế độ dân chủ. Mọi chuyện quan trọng đều được
mang ra thảo luận và bình bầu ở sân làng. Người dân Igbo có quyền tham
gia ý kiến vào những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn của
chính họ và của bộ lạc. Anh quốc áp dụng chính sách chia để trị, lợi dụng sự
khác biệt về phong tục, ngôn ngữ và sự tự hào của ba miền để gây chia rẽ
nội bộ. Các tiểu vương Emir nộp thuế cho chính quyền Anh để được bảo vệ
chống sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo. Vì thế các nhà truyền giáo hoạt
động ở khu vực phía Nam của Nigeria. Dân Igbo và Yoruba tiếp cận với nền
văn hóa mới của chính quyền bảo hộ Anh. Họ cho con đi học các trường đại
học ở nước ngoài nhiều hơn và khuếch trương các hải cảng để giao dịch
thương mại. Người Igbo ở vùng Đông Nam trở nên giàu có, thịnh vượng và
hấp thụ văn hóa Tây phương. Người ta khám phá ra những mỏ dầu lớn ở
khu vực sông Niger. Vào những năm 1940 và 1950, người Igbo và Yoruba là
những lực lượng tiên phong giành quyền độc lập cho Nigeria. Năm 1960,
người Anh trao trả quyền độc lập cho Nigeria. Họ chủ trương thống nhất
quốc gia và chia làm các tiểu bang để quản lý. Người miền Bắc của Nigeria
e ngại rằng dân Igbo sẽ chiếm thế thượng phong trong việc điều hành chính
quyền vì họ có nền học vấn tân tiến, có khuynh hướng cởi mở với Công giáo
và Tây phương, do đó cương quyết tiếp tục chia Nigeria làm ba miền như
trước. Năm 1965, có một cuộc nổi loạn, khoảng 30.000 người Igbo bị giết
và cả triệu người phải chạy loạn.
Tháng Giêng năm 1966, một nhóm sĩ quan trẻ người Igbo đảo chính
cướp chính quyền. Tháng Bảy năm 1966, sĩ quan miền Bắc đảo chính lại,
chọn Yakubu Gowon, một sĩ quan Công giáo của một bộ lạc nhỏ, lên làm
lãnh tụ. Gowon dùng quân đội để cai trị. Người dân chống đối đòi trở lại chế
độ dân sự. Cuộc bạo động kéo dài, có khoảng tám đến mười ngàn người
Igbo bị giết; cả người miền Bắc sống ở các thành phố miền Đông Nam cũng
bị sát hại. Tháng Giêng năm 1967, lãnh tụ của ba miền họp mặt ở Aburi ký
hiệp ước liên bang nhưng người miền Bắc không đồng ý. Obafemi
Awolowo, lãnh tụ của quân đội miền Tây Nam, tuyên bố nếu miền Đông