NÚI THẦN - Trang 778

Clawdia!’ Chàng ngồi một tay xoay xoay ly rượu trên bàn, tay kia thọc trong
túi quần, mắt nheo lại vì khói điếu thuốc lá ngậm vắt vẻo bên mép, đầu óc
cũng đã hơi biêng biêng. Lẽ ra chàng nên ngậm miệng lại là khôn nhất, để
cho lời tuyên bố sấm sét kia kết thúc vấn đề. Tại sao giọng nói thiếu tự nhiên
của chàng còn cất lên làm gì? Nhưng dưới sự dạy dỗ của hai ông thầy dân
chủ - cả hai đều dân chủ từ trong bản chất, mặc dù một ông ra sức chối cãi
điều ấy - chàng đã quen thói tranh luận, và không nhịn được nhất định phải
bày tỏ ý kiến theo cái cách ngây thơ của mình. Chàng bảo:

“Nhận xét của ông, thưa quý ngài Peeperkorn”, (“nhận xét” là cái quái gì,

chẳng lẽ người ta có thể “nhận xét” ngày tận thế), “đã đưa những ý nghĩ của
tôi trở về với nguyên nhân gây ra tội lỗi ở đời, cụ thể là sự coi thường những
tặng phẩm bình dị và thiêng liêng của cuộc sống - thiêng liêng là cách diễn
đạt của ông, tôi thì muốn gọi là cổ điển - những tặng phẩm lớn lao bị người
ta rẻ rúng để say mê theo đuổi những thú vui cầu kỳ - ‘say mê’, đó là lời của
một trong hai chúng ta - trong khi những tặng phẩm lớn lao kia cần được
‘trân trọng’ và ‘ngưỡng mộ’. Nhưng chính ở chỗ này tôi lại thấy cần lật
ngược vấn đề - xin lỗi ông, tôi là người bản chất hay lật ngược vấn đề, mặc
dù tự tôi cũng hoàn toàn lĩnh hội được rằng không có lý do lớn lao gì để bào
chữa cho các tội lỗi kia - vậy là, nếu xét theo một khía cạnh khác thì lời bào
chữa cho tội lỗi có thể nằm chính trong sự ‘bất lực’ mà chúng ta vừa nhắc
đến. Ông đã nói về nỗi khủng khiếp khi lực bất tòng tâm bằng những điều có
tầm vóc lớn lao khiến tôi chấn động tâm can, hẳn ông cũng thấy. Nhưng
theo ý tôi, con người tội lỗi không phải là không ý thức được nỗi khủng
khiếp này; ngược lại là đằng khác, họ dành cho nó một sự tôn trọng xứng
đáng, bằng cách để mặc cho sự bất lực của cảm xúc trước những tặng vật cổ
điển của cuộc sống đẩy mình vào tội lỗi. Bởi chúng ta không nên và không
cần phải coi tội lỗi là điều sỉ nhục cuộc sống, nó hoàn toàn có thể được coi
là biểu hiện tôn thờ cuộc sống, chừng nào những thói hư tật xấu tinh vi kia
được sử dụng như phương tiện giúp người ta tìm khoái cảm, từ chuyên môn
gọi là chất kích thích, để củng cố và nâng cao sức mạnh của cảm xúc, thế
cho nên có thể nói mục đích và ý nghĩa của cuộc sống cũng là tình yêu trong
cảm xúc, là cố gắng bất lực săn lùng cảm xúc... Tôi muốn nói rằng...”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.