ĐẾN NƠI
M
ột chàng trai trẻ bình dị rời Hamburg, quê cha đất tổ của mình, vào giữa
lúc mùa hè cao điểm để đến DavosPlatz
thăm nơi đó ba tuần.
Từ Hamburg lên tới đó là cả một hành trình dài; đúng ra là quá dài đối với
thời gian lưu lại ngắn như vậy. Chuyến đi xuyên qua nhiều quốc gia, lên dốc
xuống đèo, từ vùng cao nguyên miền Nam Đức xuôi xuống bờ hồ lớn xứ
Schwaben
, đáp tàu thủy cưỡi trên những ngọn sóng nhấp nhô, lướt qua
những vực sâu thăm thẳm trước nay vẫn được coi là không thể dò tới đáy.
Cuộc hành trình cho tới giờ thông đồng bén giọt từ đây trở đi bị gián đoạn
nhiều lần. Lữ khách phải dừng lại vài nơi, gặp một vài trắc trở. Ở Rorschach
trên đất Thụy Sĩ chàng lại phó thác mạng mình cho ngành đường sắt, nhưng
cũng chỉ đi được đến Landquart, một ga nhỏ trên dãy núi Alps, thì bắt buộc
phải đổi sang một loại xe lửa đặc biệt chạy trên đường ray hẹp. Sau một thời
gian chờ đợi khá lâu nơi cái ga nhỏ đìu hiu chàng bước lên chuyến tàu mới
để nó đưa mình đến một vùng đèo heo hút gió. Và từ lúc cái đầu máy bé hạt
tiêu nhưng sức kéo mạnh khác thường rùng mình chuyển động thì phần
phiêu lưu mạo hiểm nhất của cuộc hành trình cũng bắt đầu, một chuyến đi
lên cao, cao mãi tưởng như chẳng bao giờ tới đích. Ga Landquart đã tương
đối cao rồi; nhưng giờ đây chàng mới thực sự dấn thân lên chặng đường
cheo leo hiểm trở nhất kẹp giữa những vách đá sừng sững của vùng núi non
hoang dã.
Hans Castorp - đó là tên chàng trai trẻ - ngồi một mình trong khoang riêng
bốn bề lót đệm xám êm ái, hành trang chỉ có cái xắc tay bằng da cá sấu, quà
tặng của ông trẻ đồng thời là cha đỡ đầu chàng, ông lãnh sự
Tienappel -
tiện đây cũng xin nhắc đến danh tánh vị này luôn - với chiếc áo ấm mùa
đông móc trên cao lúc lắc theo nhịp tàu đi, và chiếc chăn dạ ủ chân kẻ ô