sống - của những sinh vật rơi xuống giếng. Cái giếng có thể hiểu như một
cánh cổng dẫn xuống thế giới âm phủ, nước của nó là nước cửu tuyền.
2. Trước cổng thành
Tường thành là hàng rào con người dựng lên để bảo vệ bản thân và xã hội
văn minh. Trong bài thơ cái giếng được tả nằm trước cổng thành, tức là ở
ngoài bức tường văn minh, thuộc về thiên nhiên hoang dã, một nơi nguy
hiểm đối với con người.
3. Cây đoạn
Cây đoạn là một hình ảnh gần gụi với người Đức, như cây đa với người
Việt. Dưới gốc đoạn cổ thụ người ta hội họp vui chơi và bàn việc làng việc
nước. Cây đoạn trong bài thơ này là chứng nhân thầm kín của cuộc sống
cộng đồng, rất thân thiết với những người dân trong thành ngày ngày ra
giếng lấy nước, nhưng cũng nhuốm vẻ âm u của cái giếng, vì bản thân nó
xanh tươi nhờ hút nước ngầm dưới giếng.
Với ba hình ảnh ẩn dụ ấy, bài thơ đã mở ra một không gian gần gũi và nên
thơ cho những diễn biến tiếp theo. Người đọc ghi nhớ ngay lập tức: cạnh
giếng nước bên ngoài thành có một cây đoạn. Đó là một hình ảnh kết hợp cô
đọng, một bức tranh chấm phá đầy ấn tượng. Sáu câu thơ tiếp theo chỉ là sự
diễn giải thêm cho hình ảnh ấy bằng giọng trần thuật giản dị: chàng thanh
niên đa cảm mơ những giấc ngọt ngào dưới bóng cây, khắc tên người yêu
dấu lên vỏ cây, tìm được sự an ủi nơi đây cả khi vui lẫn khi buồn.
Bắt đầu vào khổ thứ ba, âm điệu sâu lắng đầy ẩn ý bỗng rung lên như
tiếng chuông báo động, không gian của bài thơ trở nên đầy đe dọa. Bóng
mát lúc đầu chuyển thành đêm đen. Lữ khách giờ đây phải ra đi, thay vì nằm
nghỉ dưới gốc cây. Chúng ta không biết tại sao chàng phải ra đi, đúng vào
ngày hôm ấy và giữa lúc đêm khuya. Chàng đi “qua đó”, và bộc bạch nỗi sợ