đạo của Felix Klein, Đại học Göttingen đã trở thành Mecca của toán học,
thu hút sinh viên từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt từ Mỹ.
Đức là quê hương của ôtô. 1885 Karl Benz ở Mannheim chế tạo chiếc
xe hơi ba bánh đầu tiên khai sinh thời đại ôtô. Sau Benz là Gottlieb
Daimler và Wilhelm Maybach (Xem thêm lịch sử chiếc xe hơi trong phụ
lục), rồi đến Rudolf Diesel. Năm 1893, ở tuổi 35, ông đăng ký quyền sở
hữu cho chiếc máy sau này được gọi là máy nổ Diesel chạy cho tới ngày
nay.
Chưa nói đến những ngành nhân văn, khảo cổ, lịch sử. Ở đây, Đức
cũng có những khai phá vượt bậc. Đặc biệt khuynh hướng lịch sử hóa
(Historisierung) đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới và mang lại những
nhận thức mới về lịch sử và tiến hóa.
***
Cuối thế kỷ 19, nước Đức phát triển thành một người khổng lồ trong
lòng châu Âu. Nó có một quân đội tốt nhất, một nền khoa học mạnh nhất,
và một nền kỹ nghệ năng suất cao nhất, có một sự kết nối chặt chẽ nhất
giữa khoa học và giới công nghiệp, cũng như nhà nước. Nhưng đồng thời
nó cũng là con dao hai lưỡi, khi mà giới khoa học quay vào cuộc sống nội
tâm (Innerlichkeit), quan tâm đến văn hóa (Kultur) mà không quan tâm
đến chính trị - họ cũng không có đủ tự do để làm điếu đó - và khi mà
những quyết định sống còn của dân tộc, hòa bình hay chiến tranh, không
nằm trong tay nhân dân qua một nền dân chủ đại diện đích thực. Dân Đức
vẫn sống trong cái bóng của chủ nghĩa bảo thủ Metternich (mặc dù không
còn Metternich) muốn kiềm hãm sự phát triển cá nhân, Metternich muốn
ổn định nhiều hơn phát triển. Cuộc cách mạng dân chủ 1848 cuối cùng
thất bại. Chính trị được ra làm từ trên.
Nước Đức Thế Kỷ XIX muốn làm rõ nét sức vươn lên thần kỳ của dân
tộc Đức từ đống tro tàn của buổi đầu thất trận, mặc dù trong một bầu
không khí chính trị còn xa với dân chủ. Hiểu được nền tảng của xã hội
Đức thế kỷ 19, sẽ hiểu thêm hiện tượng thần kỳ kinh tế sau thế chiến thứ
hai, cũng vươn lên từ đống tro tàn. Với nền tảng công nghiệp, khoa học,
con người và những thể chế có sẵn, cuộc vươn lên lần thứ hai là điều dễ