Müller, một bậc thầy về sinh lý học, cùng với các học trò - Virchow,
Henle, Helmholtz, Du Bois-Raymond cùng nhiều người khác - xây dựng
ngành này và phát triển vào tất cả các ngành chuyên môn của nó, Rudolf
Virchow xây dựng ngành Bệnh lý học tế bào (Zellularpathologie). Không
phải máu hay thần kinh, mà tế bào là các đơn vị căn bản của sự sống và
bệnh tật. Bệnh là sự sống của tế bào trong những điều kiện đã bị thay đổi
bất bình thường. Muốn nghiên cứu bệnh, cần phải nghiên cứu tế bào,
được xem như một sinh vật tự nó.
Cuộc cách mạng tiếp theo trong y học là sự phát triển các ngành huyết
thanh học và vi khuẩn học. Rồi đến ngành giải phẫu.
Ngành hóa hữu cơ được Justus Liebig và Friedrich Wöhler phát triển
ứng dụng vào nông nghiệp. Liebig gọi sự ra đời của ngành này là “Hừng
đông của ngày mới”. Liebig, mới 24 tuổi làm giáo sư ở Đại học Gießen,
nổi tiếng thế giới với mô hình phòng thí nghiệm nghiên cứu và giảng dạy.
Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, Đức có những đóng góp quan trọng trong ngành
hóa, thuyết phân tử và nguyên tử: Sự khám phá phân tích quang phổ để
xác định nguyên tố hóa học (Bunsen cùng với Kirchhoff), sự chứng minh
của Kakulé về Hóa trị bốn của các-bon và đưa ra hình vòng sáu cạnh của
benzene (vòng benzol), đóng góp của Lothar Meyer vào Bảng tuần hoàn
các nguyên tố, trước cả Mendeleev, sự phát triển của hóa vật lý, hóa sinh
lý, hóa thực phẩm, và hóa nhuộm màu từ nhựa than có tính cách mạng
cho kinh tế (August W. Von Hofmann). Hóa học là ngành truyền thống
của Pháp thế kỷ 18. Nhưng trung tâm của nó chuyển dịch qua Đức vào thế
kỷ 19. Hội nghị hóa thế giới lớn nhất diễn ra đầu tiên năm 1860 tại
Karlsruhe đánh dấu khúc quanh này.
Ngành hóa công nghiệp là một trong những ngành thành công nhất của
Đức. Các công ty như Bayer, Hoechst, BASF (Badische Anilin - & Soda-
Fabrik), AGFA (Actien- Gesellschaft für Anilin-Fabrication), hay Casella,
được thành lập trong giai đoạn 1861-1867, lúc đầu cung cấp phụ liệu cho
ngành công nghiệp dệt, nhưng đã nhanh chóng thống trị ngành hóa chất
công nghiệp và hóa dược từ những nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu khoa
học không còn giới hạn vào các đại học nữa. Đến 1887 có 4.000 nhà hóa