Nếu năm 1870 các xí nghiệp sản xuất của Anh sản xuất mạnh hơn thì
từ những năm 90 tình hình đã đảo ngược. Ở Đức việc sản xuất sắt và thép
bắt đầu được kết hợp với nhau, trong những nhà máy khổng lồ. Các nhà
máy mới của Đức lớn gấp 3-4 lần các nhà máy của Anh, và với những
phương pháp hợp lý hóa hiện đại có thể hạ giá thành đến 50%. Các bước
sản xuất tiếp như đúc, cán cũng được xây dựng luôn trong nhà máy “tổng
hợp” này. Tiêu thụ năng lượng cũng giảm đi hơn 90%. Năng xuất cũng
tăng hơn, 77 tấn trên một đầu người năm 1913 so với 48 tấn năm 1929 ở
Anh. Tất cả những điều đó ảnh hưởng lên giá cả.
Sản lượng sản xuất sắt thô ở Đức giữa 1867 và 1913 tăng lên gắp 20
lần từ 1 triệu tấn lên 19.3 triệu tấn/năm, chỉ trong khoảng thời gian 1880
-1900 tăng lên 10 lần. Sản lượng thép tăng khoảng 25 lần. Nếu đầu những
năm 70 Đức chỉ sản xuất 1/4 sản lượng sắt và 1/2 sản lượng thép của Anh
thì đến 1910-1914 đã sản xuất gần hai lần sắt và hơn hai lần thép của
Anh. Năm 1893 Đức đã qua mặt Anh về sản xuất sắt, và năm 1903 về sản
xuất thép, vượt qua Anh trong xuất khẩu và xuất khẩu cả qua Anh. Năm
1913 Đức sản xuất gần bằng 25% tổng sản lượng sắt của thế giới và trở
thành nước sản xuất kim loại lớn nhất thế giới. Kim loại chiếm tỉ trọng
20% trong xuất khẩu của Đức.
Kỹ thuật sản xuất kim loại chuyển sang chủ yếu sử dụng than đá chứ
không phải gỗ nữa và trở thành nhân tố kích thích rất mạnh cho ngành