NƯỚC ĐỨC THẾ KỶ XIX - Trang 48

khai thác than đá. Mặc dù có điện, dầu, nhưng than đá vẫn là nguồn nhiên
liệu chính cho công nghiệp cho đến năm 1914. Nhân tố thứ hai là sự
chuyển sang khai thác ngầm (Tiefbau), đầu tiên do Haniel 1839, bằng việc
sử dụng máy hơi nước. Những năm 40 có một làn sóng khai thác than sâu,
đầu tiên ở phía phải của sông Rhein, sau đó là vùng Ruhr. Duisburg trở
thành trung tâm vận chuyển than. Những “người bán than”
(Kohlenhändler) Franz Haniel và Mathias Stinnes là những người thúc
đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực này (tên tuổi các công ty ngày nay vẫn còn).

Nhưng phải kể trước hết là Friedrich Harkort, được lịch sử xem như

“Người cha của vùng Ruhr”, vùng than đá lớn nhất của Đức nằm trong
bang Westfalen, đã mở đường cho việc công nghiệp hóa và khai thác vùng
này. Ông sáng lập ra “Xí nghiệp cơ khí Harkort” đầu tiên tại
Wetter/Westfalen năm 1818, năm 1826 đưa vào các kỹ thuật khuấy luyện
và cán thép hiện đại của Anh, kéo theo sự xuất hiện hàng loạt xí nghiệp
tương tự khác trong vùng. Ông không những làm mà còn khuyến khích
người khác cùng làm, cùng cạnh tranh. Ông còn bước vào các lĩnh vực xe
lửa và tàu chạy hơi nước, truyền bá tư tưởng -bên cạnh Friedrich List- xây
dựng hệ thống xe lửa và giao thông đường thủy.

Những kỹ thuật mới ở các khâu Khoan (máy khoan dập nhanh,

Schnellschlagbohrgeräte năm 1895/96), Nổ, Vận chuyển, cho phép khai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.