NƯỚC ĐỨC THẾ KỶ XIX - Trang 7

So với Nhật Bản là quốc gia cũng làm cuộc cách mạng công nghiệp

thành công sáng chói đầu tiên ở phương Đông sau Đức khoảng hai phần
ba thế kỷ, thì Đức không những bắt kịp Anh, Pháp về mặt công nghiệp,
mà còn cống hiến cho nhân loại hai cuộc cách mạng khác vô giá: Cách
mạng giáo dục đại học, qua mô hình Đại học Berlin, và cuộc cách mạng
khoa học cơ bản
với vô số tên tuổi, mà một phần trong đó được thể hiện
qua số giải Nobel vượt trội đầu thế kỷ 20. Thế kỷ 1835 - 1933, tính từ lúc
cuộc công nghiệp hóa bắt đầu có xung lực, đến thời điểm Hitler lên nắm
quyền, có thể được gọi là Thế kỷ Đức. Nước Đức trong một thế kỷ đã làm
thay đổi bộ mặt khoa học và giáo dục đại học của thế giới, để tiến về đỉnh
cao huy hoàng nhất vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Thực tế, thế kỷ 20
cũng “có thể đã là thế kỷ của Đức”, như nhà xã hội học Pháp Raymond
Aron phát biểu khi tham dự cuộc triển lãm mừng sinh nhật thứ 100 của
Einstein năm 1979 tại Berlin, nếu như không có tội ác chủ nghĩa quốc xã
Hitler. Trước đó, nhà sử học Mỹ Norman Cantor cũng phát biểu tương tự
tại một hội nghị các nhà sử học về sự tàn phá của chế độ Nazi: “Thế kỷ
hai mươi đáng lẽ là thế kỷ Đức.”

Đức là một dân tộc mà tài năng không thiếu hiếm trên mọi lĩnh vực:

khoa học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo; không thiếu những đức tính cần
cù, ham thích lao động, tiết kiệm, kiên trì, trọng danh dự, tính đúng giờ,
những phẩm chất cần thiết cho một cuộc cách mạng công nghiệp như các
phẩm chất ‘đạo đức Tin lành’ ở Anh. Phổ cũng là quốc gia Tin lành.
Nhưng do chế độ chính trị lạc hậu của nền quân chủ chuyên chính thống
trị quá lâu nên ánh sáng của Khai sáng, về chính trị lẫn công nghiệp, chỉ
nhen nhúm ở dạng tri thức thuần túy mà không thay đổi được số phận của
đất nước, khiến nó vẫn lạc hậu và nghèo nàn so với Anh, Pháp. Immanuel
Kant là nhà khai sáng vĩ đại của Đức, tỏa sáng cả châu Âu, có nhiều học
trò, nhưng không thể giúp làm thay đổi thể chế chính trị và kinh tế bị tụt
hậu, cho đến khi trận cuồng phong thổi qua mà cái tên là Napoleon. Lúc
đó vua quan và giới tinh hoa mới tỉnh ngủ. Thay đổi thể chế và công
nghiệp hóa là mệnh lệnh. Nhà triết học Johann Gottlieb Fichte dùng
những bài Diễn văn (Reden an die Deutsche Nation) nổi tiếng của mình
gửi đến quốc gia Đức để đánh thức lại sự vĩ đại của dân tộc đang bị kiềm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.