“Đây là một thách đố mới cho chúng tôi. Chúng tôi biết. Từ hơn 2.000
năm nay, tai chúng tôi đã nghe, mắt chúng tôi đã thấy và đem về nước biết
bao nhiêu điều từ bên ngoài, rồi sau đó, Nhật hóa tất cả. Bây giờ, điều đó
đang thay đổi. Chúng tôi phải tập trung vào chính những giá trị của chúng
tôi. Phải làm thế nào hoàn thiện chúng. Vai trò của giáo dục sẽ là căn bản.
Liệu nước Nhật sẽ ứng xử như thế nào với vị thế số một về công nghệ trên
thế giới ? Cũng như với tư cách người giàu nhất thế giới ? v.v… Nhưng tôi
lạc quan hơn và tôi rất hãnh diện đã dành trọn đời tôi cho sự nghiệp giáo
dục thanh niên”.
Miyoshi Osamu : Nước Nhật phải là người bảo vệ Châu Á
Miyoshi Osamu là chủ tịch Hội nghị chiến lược toàn cầu của Nhật, giáo
sư danh dự của Đại học Kyoto. Đó là một ông già mệt mỏi. Nhưng ông vẫn
không từ bỏ quan điểm của mình, đôi khi rất gần với thứ chủ nghĩa tân-
quốc gia. Tôi đã gặp ông ta tại nhà, một căn hộ lộng lẫy của một công thự
nằm ở phía bắc Tokyo, có tên là “Acro City”. Biểu tượng của nước Nhật
ngày mai, khối công trình thu nhỏ này trông thật đáng sợ. “Acro City” là
một tổng thể bê tông khổng lồ, ở gần ga Veno, lối vào của nó được trang trí
bằng ba cột trụ theo kiểu Hylạp, còn toàn bộ công trình lại chỉ thấp thoáng
bóng dáng của lối kiến trúc này. Trong các thang máy cực kỷ hiện đại, nhạc
nhẹ nổi lên thường xuyên. Tổ hợp bất động sản trường phái vị lai này xa lạ
hẳn với hoàn cảnh của khu Minami Senju, một khu vực cuối cùng của thủ
đô còn giữ lại được cảnh quan của Tokyo cổ kính.
Các ý kiến của Miyoshi Osamu đôi khi đáng ái ngại. Nhưng ông quả
quyết chống lại thứ chủ nghĩa quốc gia của Ishihara. Song, ông tranh đấu
cho một nước Nhật hùng mạnh sẵn sàng trở thành người giữ gìn sự ổn định
của Châu Á. Có phải ông thuộc về thiểu số người luyến tiếc một nước Nhật
cổ đã qua, như một vài đồng bào của ông đoan quyết ?
“Trong vòng mười năm tới – ông nói – chúng tôi sẽ tham dự vào quá
trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Nhưng, đồng thời, thế giới lại sẽ
chia ra làm ba khối kinh tế : cộng đồng Châu Âu; Đông Á – với trung tâm
là Nhật; và Bắc Mỹ. Tôi hy vọng một sự chuyển biến như thế sẽ không dẫn
đến một tình huống tương tự như đầu những năm ba mươi. Để tránh điều
đó, chúng tôi phải thúc đẩy sự tương đương giữa ba khối ấy. Chỉ mới cách
đây một năm, người ta đã hô hoán lên rằng trung tâm kinh tế thế giới đã
chuyển về Châu Á- Thái Bình Dương. Bây giờ, người ta lại khẳng định
rằng trái tim kinh tế thực thế lại đặt ở Châu Âu, còn CEE trở thành trung
tâm của một Châu Âu lớn và Liên Xô gia nhập cơ cấu này. Trên binh diện
kinh tế, chúng tôi có thể vẫn còn lạc quan đôi chút về sự chuyển dịch trung
tâm thế giới về Châu Á. Nhưng, trên bình diện chính trị thì không, bởi phần
thế giới này rất manh mún, không chắc chắn. Tương lai Trung Quốc sẽ ra