NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 216

“Tôi có biết các quan điểm này. Đó là một phản ứng quá cảm tính.

Chúng tôi có xâm lăng nước nào đâu ! Ngay cả trên phương diện hoàn toàn
kinh tế. Tuy vậy, đúng là chúng tôi có thích nghi với thế giới bên ngoài.
Nhưng thống trị ư ? Chúng tôi không thể làm điều đó. Chúng tôi chỉ có
được mỗi sức mạnh kinh tế và tài chánh thôi. Không hề có tiềm năng chính
trị và ngoại giao. Cũng không có đủ bản lĩnh để vạch ra chiến lược lâu dài.
Ông thử bảo làm sao mà chúng tôi chiếm giữ được một vị trí thống trị được
? Tôi so sánh Liên Xô với Nhật Bản. Một nước là người khổng lồ về quân
sự, nhưng là một anh lùn về kinh tế. Nước kia là người vĩ đại về kinh tế,
nhưng là một em bé về quân sự và chính trị. Không có chiến lược sử dụng
sức mạnh kinh tế của mình, nước Nhật bị mất cân đối rất nhiều. Có thể nói
sức mạnh quân sự của nó bị vô hiệu hóa. Một quốc gia như thế không có
điều kiện để trở thành một cường quốc bá chủ. Bà Cresson đã sai lầm”.

Để thay đổi ngày mai mà không gây khủng hoảng, nước Nhật phải tránh

khiêu khích các quốc gia láng giềng và giữ một thái độ thận trọng. “Chúng
tôi sẽ còn phải giữ sự khiêm tốn trong một thời gian rất lâu để tránh trở nên
xấc xược”. Miyoshi Osamu nhìn nhận rằng các nhà lãnh đạo kiểu như
Ishihara sẽ đưa nước Nhật đến một thảm họa mới. Để thay đổi trong những
điều kiện tốt đẹp, cần công khai thừa nhận những lỗi lầm của quá khứ,
không sợ phải nói rõ sự thật, toàn bộ sự thật, cho lớp trẻ. Kể cả các lỗi lầm
bi thảm mà nước Nhật đã mắc phải. Để cho lớp trẻ Nhật hiểu rõ lịch sử của
nước họ, trong các sự xâm lược của Nhật ở Châu Á. Nhưng đồng thời, học
sinh Nhật sẽ phải tự hào lần nữa về lá cờ Tổ quốc mình, Hinomaru. Vả lại,
việc chào cờ trong các trường học, mới đây đã chính thức trở thành qui định
bắt buộc, bất chấp sự phản đối của phần đông phụ huynh và giáo chức Nhật.
Nhưng Miyoshi Osamu thì ủng hộ.

“Các sách giáo khoa của chúng tôi phải giảng dạy cho trẻ em Nhật về

cách thức chúng tôi đã xử sự trong thời kỳ chiến tranh với Trung Hoa và
Hoa Kỳ. Việc chào cờ Hinomaru trong trường học có nguy cơ làm sống dậy
kỷ niệm bi thảm mà chúng tôi đã trải qua. Nhưng điều đó thật là tốt đẹp ! Ở
Châu Âu cũng vậy, trẻ em được tiếp cận với ký ức tập thể. Và điều đó thật
lành mạnh. Bởi đó là sự thật lịch sử. Chúng cần phải biết. Điều này thật
thiết yếu”.

Kazuo Nukazawa : Nước Nhật không thể còn mạnh mãi được

Là tổng giám đốc của Keidanren, tổ chức giới chủ lớn đầu tiên, Kazuo

Nukazawa là một nhân vật quyền thế, có tiếng nói quyết định trong giới
cầm quyền chóp bu ở Tokyo. Kiến thức rộng, nói tiếng Anh, ngưỡng mộ
văn học Châu Âu, say mê điện ảnh, ông đã tự mình làm nên sự nghiệp. Xuất
thân từ một gia đình bị phá sản sau chiến tranh, ông vẫn còn nhớ những
năm tháng khó khăn vì thiếu thốn, khi mà những người trong gia đình ông
chen chúc trong căn nhà lụp xụp gần một cái giếng ở Fukushima phía Bắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.