có phải là chúng tôi thống trị nước Pháp không ? Tôi không tin như vậy.
Mặt khác, chính phủ Pháp có quyền làm bất cứ việc gì họ muốn về cái nhà
máy đó chứ. Cũng bằng cách đó, cơ sở Sony xây dựng ở San Diego có thể
bị quốc hữu hóa, nếu như bàng California muốn như thế. Vậy hãy nên nói
về sự tương thuộc, không có chuyện thống trị”.
Thế nhưng, khi một công ty hàng đầu của Nhật tiến hành việc phi địa
phương hóa, thì thường quan điểm và các mục tiêu sản xuất của nó đều do
hãng mẹ ở Nhật Bản quyết định ? Kazuo trả lời :
“Vâng, trong vòng một hoặc hai năm. Nhưng, ngày càng nhiều, các công
ty Nhật bố trí những đơn vị nghiên cứu và phát triển (R&O) ở Châu Âu
hoặc ở Mỹ. Bởi vì nếu không sử dụng đến các tài năng tại chỗ, thì sẽ thất
bại. Những qui luật đơn giản của thị trường mách bảo cho các hãng này
phải mở những cơ sở tại chỗ. Cần phải sử dụng những tài năng lớn tại nơi
các xí nghiệp này đứng chân. Đó là lý do tại sao Nissan đến Ý để yêu cầu
các nhà vẽ kiểu người Ý vẽ mẫu xe hơi cho Nissan. Đây chính là điều diễn
ra khi ta có một tầm vóc quốc tế. Trước tiên, là điều chỉnh các khoản đầu tư
ở nước ngoài. Sau đó là nhờ đến nguồn nguyên liệu địa phương để đáp ứng
tốt hơn sở thích của quần chúng địa phương”.
Nhưng hãy xem những gì diễn ra ở nước Anh. Nhiều ngành kinh tế đã bị
bị chết rồi hoặc sắp chết. Các nhà đầu tư Nhật không thể trở thành một thứ
vũ khí thống trị tốt hơn sao ?
“Không, tôi không tin. Thậm chí ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đầu tư ở
đó theo cùng một nhịp độ trong 10 năm, 20 năm thì sản lượng của Nhật Bản
ở nước Anh cũng chỉ vào khoảng 10% tổng sản lượng của Anh. 90% còn lại
sẽ vẫn là sản lượng quốc gia của Anh, hoặc do nguồn đầu tư của các nước
khác. Cho nên, khi tôi nghe những gì bà Cresson nói, tôi đã muốn nói với
bà rằng : “Đâu là lý do khiến bà e ngại ? Làm thế nào Nhật có thể đủ sức
thống trị ? Hãy cứ hỏi nước Anh xem có phải chính sách ngoại giao hoặc
chính sách đối nội của họ sẽ bị những nhà doanh nghiệp Nhật thống trị ?”.
Nhưng, ông thấy không, tôi nghĩ rằng trong thâm tâm người Nhật hiểu rõ
các tâm trạng của bà Cresson. Họ cũng đã nói hệt như bà ấy, khi nói về “sự
thống trị của Mỹ”, về “sự thách đố của Nhật”, hết thảy rồi cũng sẽ kết thúc.
Ông hiểu rõ “sự thách đó của Pháp” ở Châu Phi, ở Algérie hoặc ở Đông
Dương là gì đấy chứ ? Thế mà xong rồi đấy. Và lịch sử lại lập lại. Hơn nữa,
đối với các ông, điều đó còn được tăng cường bằng một lực lượng quân sự.
Các ông có trong tay một bộ máy đàn áp, Người Nhật lại không có cái đó”.
Sự suy sụp của Nhật Bản chỉ là vấn đề thời gian
Kazuo Nukazawa khẳng định :