NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 219

“Dù thế nào đi nữa sự suy sụp của Nhật cũng sẽ đến. Câu hỏi duy nhất là

khi nào. Và chúng tôi không biết được. Nhưng, có lẽ điều đó không quan
trọng lắm. Bởi vì, so với lịch sử lâu dài 2.000 năm đến 3.000 năm của đất
nước chúng tôi, một khoảng cách 10 năm thì chẳng có nghĩa lý gì. Nếu sự
suy sụp đó bắt đầu vào thiên niên kỷ thứ hai hoặc vào năm 2020 thì điều đó
chẳng có gì khác biệt cả. Bao lâu nước Nhật không đánh nhau với Trung
Quốc hoặc Liên Xô thì mọi chuyện đều tốt. Nếu như người Nhật có mức
thu nhập hàng năm từ 20.000 đến 25.000 đôla thì một sự suy sụp chả có gì
quan trọng. Nếu như sự suy sụp này làm giảm thu nhập từ 25.00 đôla xuống
còn 24.000 đôla thì cuộc đời vẫn tiếp tục chứ, phải không ? Rõ ràng là dân
số Nhật đang già đi. Trong điều kiện này, làm sao nền sản xuất của Nhật có
thể tiếp tục mà không bị ảnh hưởng ? Còn về trạng thái tâm lý của quần
chúng trước suy sụp này, trước khi thu nhập của họ giảm từ 25.000 đôla
xuống 20.000, rồi 18.000 hoặc 15.000 đôla, thì chỉ là trải qua một giai đoạn
mà mọi người cảm thấy khó chịu. Cũng giống như trường hợp Tân Tây Lan
hiện nay. Tôi từ Tân Tây Lan về và tôi đã nhìn thấy sự suy sụp này. Họ có
mức sống thuộc vào loại cao nhất thế giới. Bây giờ, thứ hạng của họ trên
thế giới không ngừng tụt xuống. Nhưng hãy nhìn họ sống. Họ sống bình an
tỏng một môi trường lành mạnh. Và đây có thể sẽ là tương lai của người
Nhật. Và rồi, ông biết không, năm 2.020 hoặc 2.030, trong 30 hoặc 40 năm,
dù ở Nhật hoặc một làng Nhật ở Bồ Đào Nha, hoặc một làng Nhật ở Canada
đi nữa, chúng tôi bắt đầu hát : “Căn nhà chòi của tôi ở Canada”. Khi đã đến
đỉnh cao, ta bất cần biết nền kinh tế quốc gia bắt đầu xuống dốc hay không.
Và rồi, dù sao thì tôi cũng để những vấn đề này lại cho những đứa con của
con gái tôi. Tốt hơn cả là để lại vấn đề giải quyết cho các con của ta. Không
nên tìm cách giải quyết tất cả trong thế hệ hiện nay. Điều đó không hay. Vợ
tôi rồi tôi, chúng tôi đã tiết kiệm rất nhiều tiền để lại cho chúng. Nhưng
chưa hẳn đó chuyện hay. Có lẽ chúng tôi nên nói với chúng thế này thì tốt
hơn : “Các con bây giờ đã tốt nghiệp đại học, hãy tự xoay xở lấy”. Chúng
tôi đã nuông chiều chúng quá”.

Châu Âu có một tương lai xán lạn

Liệu các nhà doanh nghiệp hàng đầu của Nhật có thể tự dàn xếp với nhau

để phân chia các thị trường lớn trên thế giới ? Nukazawa nói :

“Không hề có chuyện đó ở chỗ chúng tôi. Nhưng mỗi ông chủ, dù là

Nhật hay Mỹ, đều mong thắng đối thủ của mình. Hãy cứ hỏi bất kỳ chủ tịch
hay giám đốc công ty nào xem: điều mơ ước thiết thân nhất của họ là thấy
đối thủ cạnh tranh của mình biến mất. Đó là một mơ ước tự nhiên, phải
không ? Nếu ông là ông chủ của nhật báo Le Monde, ông ao ước được thấy
tờ Le Figaro biến mất. Chuyện cũng như vậy đối với ông chủ hãng Sony.
Ông ta mong cho Philips biến mất. Nhưng ông ta cũng mong cả Toshiba,
Hitachi hoặc National biến mất luôn. Trong cuộc cạnh tranh bên ngoài,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.