Cuộc trao đổi với ông Makota Kuroda diễn ra ngay tại trung tâm Tokyo,
trong văn phòng rộng lớn của ông thuộc Japan Economic Foundation, trên
tầng thứ 11 của tòa nhà Fukoku Seimei, một trong những công ty bảo hiểm
giàu nhất của Nhật Bản. Giàu đến mức phô trương một cách tự hào trong
phòng tranh của tòa nhà trọc trời như một biểu tượng không thể chối cãi về
sự sung túc của mình, một bức tranh nguyên bản của Gustave Courbet
(1819-1877) mang tên là Cối xay gió trong bình minh và một bức tượng
bằng đồng của Antoine Bourdelle (1861-1929) với tựa đề Sự trần trụi của
hoa trái, thể hiện một người phụ nữ trẻ khỏa thân đang cầm những hoa trái
trên tay. Viên chức Nhật Bản cao cấp này hiện vẫn là một trong những cố
vấn gần gũi của chính phủ, tiếp tục chứng minh với tôi không chút ngạo
mạn nào trong giọng nói và điệu bộ của ông ta mà chỉ duy nhất có sự hãnh
diện – một sự hãnh diện rất chính đáng của một trong những người thợ, hay
nói đúng hơn là kiến trúc sư cho sự thành công của Nhật Bản.
“Khi cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ hai bùng nổ thì nền kinh tế của
nước Nhật đã chuyển hướng và đã bước vào hướng mới này. Hồi đầu những
năm 80, cụ thể là các năm 1982 và 1983, chúng tôi đã tin rằng mình đang
hồi phục sau hai cuộc khủng hoảng dầu hỏa. Khi đó, sự ngang giá của đồng
yên được giữ ở mức thấp. Đó là một điều không hay, nhưng đồng đô la thì
lại rất cao. Nhờ vậy, Hoa Kỳ đã có được một sự tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ. Sự tăng trưởng này kéo theo nhu cầu đối với hàng hóa Nhật Bản. Chính
hiện tượng này đã giúp nước Nhật khôi phục hoàn toàn sau các cuộc khủng
hoảng dầu hỏa. Xuất khẩu tăng vọt và Nhật Bản đã có điều kiện để tích lũy
các nguồn vốn lớn. Sau đó, trong các năm 1985 và 1986, đã diễn ra sự kiện
endaka – nghĩa là tăng giá đồng yên so với đồng đô la. Hiện tượng này có
thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho việc xuất khẩu của chúng tôi.
Nhưng, một lần nữa, chúng tôi có lẽ lại gặp may. Giá dầu hỏa lại bắt đầu tụt
xuống: từ đỉnh cao là 30 đô la/thùng (150 franc) vào đầu năm 1986, giá dầu
đã giảm dưới 10 đô la/thùng (50 franc). Tính trung bình, giá dầu đã giảm
một nửa. Trong khi trị giá đồng yên tăng gần gấp hai lần thì đồng đô la
giảm một nửa. Một nửa của một nửa là một phần tư. Chính vì thế mà chúng
tôi thường đưa ra con số sau đây: năm 1980, chúng tôi đã chi 13.000 tỷ yên
để nhập dầu. Số tiền này chiếm đến 5,5% GNP của năm đó. Năm 1987 và
1988, chúng tôi chỉ phải chi ra 3.000 tỷ yên (108 tỷ franc) để mua dầu, tức
là thấp hơn 1% GNP của chúng tôi ! Đó là những khoản tiết kiệm đáng kể
đang cần để củng cố nền kinh tế quốc gia vào thời điểm mà nó đang vấp
phải một sự sa sút nghiêm trọng trong xuất khẩu, đã lên đến 79.000 tỷ yên
(2.844 tỷ franc). Đây quả là những khó khăn đã “giúp” cho chúng tôi càng
thêm mạnh: cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ nhất và thứ hai, cũng như
việc tăng giá đồng yên. Xét bề ngoài thì đây là những vấn đề nghiêm trọng
đối với chúng tôi. Nhưng kỳ thực, các vấn đề ấy lại trở thành cơ may cho
nước Nhật định hướng đúng đắn. Tôi cần phải nói rằng chúng tôi đã làm