NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 110

Khi chuẩn bị ăn cơm, mẹ bảo bé lấy dao dĩa bày lên bàn cho mẹ. Cách

bày cũng có bài bản của nó. Mẹ làm mẫu, rồi bé làm nốt phần còn lại. Dù
bé đặt chưa ngay ngắn, mẹ cũng khen bé nhiều “con làm giỏi quá”, như vậy
chẳng mấy chốc bé sẽ tự làm một mình được.

Hỏi bé xem trong số dao dĩa đó thì cái nào dài nhất, rồi đến cái nào, cái

nào ngắn nhất. Khi xếp dao dĩa xuống bàn, bé cũng nhận thấy cái nào là to,
cái nào là bé. Cũng có thể bé cao hứng lên đếm số dao dĩa trên bàn nữa.

Tác dụng của trò chơi:

Bé biết chia, biết đếm, thích được giúp mẹ, tự tin, nhận biết độ dài

ngắn, to nhỏ của đồ vật, phối hợp hoạt động tay và mắt.

20) 3 tuổi 35 tuần- Nổi hay Chìm? Sink or Float

沈む?浮かぶ?

Chuẩn bị 5 vật nổi trên nước, 5 vật chìm trong nước. Cho nước đến

khoảng lưng cái chậu hay cái nồi. Đặt chậu nước lên bồn rửa mặt, hay bồn
rửa bát, rồi cho bé làm. Ví dụ như miếng bọt biển, cái lõi chỉ, cái xếp hình
bằng nhựa, cây nến, cái nắp chai bằng nhựa, cái đinh, cái chai nhựa, cái ốc,
cái vỏ hến, cái cúc to.

Cho bé xem cái thìa kim loại chìm thế nào; cái thìa gỗ thì nổi thế nào.

Cái thìa gỗ thì dù có ấn nó xuống đáy rồi, nhưng thả tay ra thì nó lại nổi bật
lên mặt nước. Cho bé quan sát kĩ hiện tượng.

Mẹ bảo bé đặt cái thìa kim loại sang bên trái chậu nước, rồi tiếp tục thả

các đồ vật đã chuẩn bị vào nước. Cái nào chìm thì để cạnh cái thìa kim loại.
Cái nào nổi thì để sang một bên kia, chỗ có cái thìa gỗ mẹ đã đặt sẵn.

Để bé làm một mình. Mẹ xem con làm, nếu cần thì hỗ trợ. Bé làm xong

hết rồi mẹ ra cùng bé kiểm nghiệm lại một lần nữa với từng vật một.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.