NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 108

hay. Khi chơi thì có nói các từ “phải” “trái”, bé có nhận thức được, song để
phân biệt được phải trái thì còn phải mất nhiều thời gian nữa.

Tác dụng của trò chơi:

Phối hợp hoạt động tay và mắt khi phải tìm các vật ghép thành đôi,

nhận biết từ “phải, trái” số 6; nhận biết được sự liên quan giữa giầy, hình
giầy, độ to, đôi.

18) 3 tuổi 33 tuần- Vị gì? How Does it Taste?

どんな味?

Chuẩn bị đường, muối, ca cao, giấm, cho bé nếm thử. Cho một tí

đường vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm. “Ngọt” bảo bé thế, rồi cho bé thử
ngửi mùi đường.

Tiếp theo là muối, cho một tí muối vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm.

“Mặn”, bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi muối.

Cũng làm thế, cho một tí ca cao vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm.

“Đắng” bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi ca cao.

Cho một tí tẹo giấm vào cái chén con, bảo bé ngửi xem, nếm xem sao

và bảo “Chua”.

Nhắc lại bốn từ “Ngọt, mặn, đắng, chua” cho bé nhớ. Hỏi xem bé biết

cơ thể nhận biết vị bằng cơ quan nào không? Lấy gương cho bé soi lưỡi và
giải thích “lưỡi là cơ quan nhận biết vị đấy. Đầu lưỡi này, hai bên lưỡi này,
cuống lưỡi này”.

Lần này thì hỏi bé xem bé nhận biết mùi bằng cơ quan nào? Đồng thời

đây là cơ hội để dạy cho bé biết sự nguy hiểm của việc ngửi, liếm mút thử
các thứ có mùi lạ. Cũng nói với bé về chất độc. Cái gì mà nhiều quá cũng
thành độc. Có những thứ chỉ cần 1 tí tẹo thôi cũng là quá nhiều cho cơ thể.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.