NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 79

Đứa bé ném hết sạch các thanh gỗ trên bàn xuống đất rồi, nó tụt xuống

khỏi ghế, nhặt nhạnh cho bằng hết các thanh gỗ trên sàn nhà, để lên bàn, rồi
lại trèo trở lại ghế ngồi, bắt đầu ném từ trên bàn xuống đất.

Đứa bé rõ ràng đang hành động một cách có mục đích. Có thể là một

thực nghiệm về trọng lực, cũng có thể là một phát minh ra một kiểu chơi
mới. Tùy theo lực ném là mạnh hay yếu mà thanh gỗ bay xa hay gần, đó là
những điều trẻ trải nghiệm thấy, thấy vui với trò đó.

Với kiểu chơi như vậy, trẻ học được rất nhiều điều. Vì vậy, hãy quan

sát kỹ hành động của trẻ thì hơn!

Hãy quan sát xem, hướng ném của trẻ thế nào, trẻ cầm tay nào để ném,

tay phải hay tay trái? tư thế ném của trẻ có thay đổi qua từng lần ném
không? độ mạnh yếu của mỗi lần ném có khác nhau không?

Qua những cách chơi như vậy, trẻ không chỉ có thêm trí tuệ, mà còn

được thỏa mãn lòng thích tìm hiểu của mình, nảy sinh sự tích cực khi được
tiếp xúc với sự vật bên ngoài.

3) Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác

Nếu cha mẹ luôn luôn cấm đoán “Không được thế này! Không được

thế nọ” thì con trẻ sẽ ra sao?

Trẻ trở nên cực kì tiêu cực, cái tính tự tin của trẻ không lớn lên được,

khi trẻ lớn hơn chút, dễ mắc vào các vấn đề phức tạp. Tức là, khi bị cấm
đoán làm những việc trẻ muốn, trong lòng trẻ nảy sinh tính phản kháng,
khiến trẻ có cái tính nóng nảy hay cáu.

Nếu như trẻ kéo khăn trải bàn làm rơi vỡ cốc chén, có lẽ trẻ sẽ làm lại

việc đó lần nữa. Trẻ muốn biết xem kết quả có giống như với lần trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.