NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 80

không.

Khi đó, cha mẹ khéo léo cho trẻ được thử nghiệm hiện tượng khác gần

giống như thế. Trải một cái khăn trước mặt trẻ, cho vài đồ chơi mà trẻ thích
lên đó, quan sát xem trẻ định làm gì. Trẻ có kéo cái khăn đó không? Có lẽ là
có đấy!

Vậy thì, bỏ hết đồ chơi trên khăn ra cho còn cái khăn không. Trẻ có

kéo cái khăn không đó không? Lần đầu tiên trẻ kéo, nhưng lần thứ hai thì
có lẽ sẽ không kéo nữa đâu. Tức là khi đó, trẻ đã học được điều gì đó về
mối liên hệ giữa cái khăn và các món đồ chơi để trên rồi.

Hoặc là, một ví dụ khác. Đặt món đồ chơi mà trẻ thích lên ở một nơi

mà trẻ với không tới. Để một cái gậy ở chỗ trong tầm với của trẻ xem trẻ sẽ
làm gì. Có lẽ là trẻ sẽ cầm cái gậy đó làm dụng cụ để lấy món đồ chơi đấy!

Với trẻ đã đi vững, hãy thử làm thử nghiệm sau đây. Để cái bánh cái

kẹo ở một nơi hơi cao hơn trẻ một chút, bênh cạnh đó đặt một cái sọt rác để
có thể dùng làm bệ đứng lên nếu lật úp cái sọt xuống. Trẻ có lật úp cái sọt
rác xuống rồi đứng lên đó để với lấy bánh kẹo chứ? Nếu trẻ làm được vậy,
chứng tỏ trí tuệ của trẻ rất phát triển, khả năng tư duy cũng rất giỏi đó!

Với thời kỳ đón nhận va chạm từ bên ngoài là quan trọng, thì câu cấm

đoán “không được thế” sẽ không giúp trẻ khôn lớn được. Câu nói đó làm
triệt tiêu tố chất trẻ em ghê gớm hơn tất thảy.

Câu nói “không được thế” chỉ được dùng khi trẻ gần kề với nguy hiểm,

hoặc trường hợp có ảnh hưởng tới việc hình thành tính cách của trẻ mà thôi.

Khi muốn cấm trẻ làm một việc nào đó, hãy tìm cách rủ trẻ sang một

trò chơi khác thì hơn. Như vậy không hề có tính cưỡng ép hay cấm đoán
nào, khiến trẻ cũng thoải mái.

(1) Trò chơi tìm châu báu phát triển trí năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.