O, MARI! - Trang 17

hoàn toàn chưa sẵn sàng với sự hòa nhập vào đời sống công dân của chừng đó
kẻ vi phạm pháp luật, bỗng nhiên được tự do mà trong tay không nghề ngỗng,
nhà cửa gì (theo luật pháp, nếu một người bị xử hơn ba năm tù, anh ta bị cắt
hộ khẩu đuổi ra khỏi nơi ở), những người đầy thù hận vì sự bất công và thụ
động của chính quyền, bắt đầu cuộc chiến tội phạm chống lại dân lành.Phần
lớn những tên tù hình sự được ân xá này là trẻ mồ côi, cha anh bị chết trận, thế
hệ này kịp thời lớn lên.

Cả đất nước bị ngập trong làn sóng của nạn côn đồ đường phố. Thậm chí

ngay tại các đường chính của các thành phố, từng nhóm quậy phá có thể ngay
giữa ban ngày chặn một học sinh, sinh viên, một cô gái, một cặp trai gái, lục
soát, hạ nhục, cướp đoạt mọi thứ, trong trường hợp chống đối còn đánh đập dã
man. Trong cái sự vụ không lấy gì làm đẹp đẽ này, những kẻ câm điếc lại có
vẻ đặc biệt “thành công” hơn.

“Tầng thượng” của thế giới tội phạm do những tên trộm cắp “được đăng

quang” và tay chân của chúng trấn giữ. Bọn chúng chia nhau từng quận của
thành phố. Thậm chí đến các bà nội trợ cũng biết ai là chủ khu nào. Người ta
nhắc đến tên tuổi của các nhân vật “máu mặt” đó với sự sợ hãi và vị nể. Mà
thực ra những tên tội phạm lớn lại chẳng được người dân thường đặc biệt để ý,
nhưng lũ lưu manh, như tôi đã nói, lại không để ai yên và ngang nhiên trước
mặt mọi người. Người đi đường có thể trở thành người chứng kiến những
cuộc ẩu đả khốc liệt giữa các nhóm của các khu, các quận khác nhau có trang
bị gậy gộc, khí giới, thậm chí cả vũ khí. Người ta sợ ra phố vào buổi tối, sợ đi
phương tiện công cộng, sợ để trẻ em, đặc biệt là các cô gái, đi học một mình.

Chúng tôi sống ở trung tâm một thành phố được coi là khá ổn. Nhưng nếu

vô tình mà vào một khu lạ, nhất là ở vùng giáp ranh, không hiếm khi có kết
cục buồn: nếu chống đối có thể bị giết chết. Tình trạng như vậy xảy ra cả ở
Matxcơva và các thành phố khác của đất nước.

Ở những trung tâm công nghiệp lớn - Đonbas, Novocugionhesk, Rostov

trên sông Đông - mọi thứ còn khốc liệt hơn. Đường phố đầy công an với sự hộ
tống của hai, ba người lính có vũ trang súng máy. Nhưng việc đó không cứu
vãn được tình thế, bởi không thể bố trí xuể các đội tuần tra bên ngoài các
trường học, rạp chiếu phim và các địa điểm công cộng khác, hơn nữa công
việc của họ cũng chẳng hiệu quả gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.