tiêu và Kết quả then chốt ư? Bản thân các bạn còn không nhớ hết được.
Làm sao cả nhóm nhớ đây? Carvil, người điều hành chiến dịch tranh cử của
ông Clinton, từng gặp khó khăn khi tư vấn cho ngài cựu tổng thống về
những buổi diễn thuyết chính sách. Lần nào lên sân khấu, ngài Clinton cũng
muốn nói về giáo dục, chính sách ngoại giao và năng lượng, tất tần tật.
Carvil đã nói: ‘Nếu ông nói về cả ba điều này, tức là ông chẳng nói gì cả’.
Giữ mọi thứ đơn giản thôi! Kinh tế mà! Chỉ cần tập trung vào một thông
điệp thôi. OKRs cũng vậy. Các bạn phải họp kiểm tra tiến độ hằng tuần nếu
có nhiều Mục tiêu đến thế.”
“Kiểm tra hằng tuần á?”, Jack hỏi. “Ở TeaBee chúng tôi cố gắng không họp
hành quá nhiều.”
Raphael lắc đầu: “Tôi hiểu, nhưng các bạn không thể cứ đặt ra mục tiêu rồi
ngồi đó hy vọng chúng sẽ thành hiện thực. Các bạn phải thực hiện tất cả,
nghĩa là phải theo dõi tiến độ thường xuyên. Giống như khi còn làm cho
Agile, chúng tôi có những cuộc họp ngắn hằng ngày và một buổi lên kế
hoạch hằng tuần. Mọi việc sẽ hiệu quả hơn nếu các bạn có sẵn một khung
làm việc để áp dụng cho các cuộc họp hằng tuần.”
Anh lấy một miếng khăn giấy và trải nó trên bàn. Những lằn gấp chia miếng
giấy thành bốn phần. Anh lấy bút và viết: “Mục tiêu” theo sau là ba “Kết
quả then chốt”. Rồi anh viết “5/10” sau mỗi Kết quả then chốt.
“Giờ các bạn đã hiểu Mục tiêu chính là nguồn động lực cho cả quý, đúng
không? Và Kết quả then chốt là những gì sẽ đạt được nếu bạn làm đúng.
Tuy nhiên, bạn rất dễ quên vì mỗi ngày có biết bao nhiêu điều thú vị xảy
đến. Do đó, bạn phải kiểm tra chúng vào mỗi thứ Hai hằng tuần. Rồi đặt
câu hỏi, chúng ta đang tiến gần hơn hay đang lùi xa khỏi những Kết quả
này? Chúng tôi dùng chỉ số tự tin khi làm ở S.O.S. Chúng tôi bắt đầu mỗi
quý với chỉ số 5/10 cho mỗi Kết quả then chốt.
“50% tự tin? Tức tỷ lệ thành công là 50/50 sao?”, Hanna hỏi.