tự hỏi. Để giúp bạn vượt qua những rào cản tiềm tàng nói trên, chúng tôi sẽ
bắt đầu bằng việc phác thảo một số tiêu chí mà bạn nên giữ trong tâm trí khi
xây dựng mục tiêu của mình.
Truyền cảm hứng
Một mục tiêu được viết tốt không chỉ là một tập hợp ngắn các từ kết hợp
với nhau để mô tả mục tiêu kinh doanh. Bất cứ ai cũng có thể kết hợp một
vài mẩu biệt ngữ kinh doanh, được tổng hợp lại, đại diện cho điều gì đó bạn
muốn thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi đang thách thức bạn tạo ra một thứ gì
đó lớn và táo bạo hơn nhiều. Các mục tiêu của bạn nên thúc ép mọi người
đạt đến tiêu chuẩn hiệu suất cao hơn dựa trên sức mạnh truyền cảm hứng
của thông điệp. Mọi người nên bị buộc phải suy nghĩ một cách khác nhau
căn cứ vào tính thách thức và cảm hứng cố hữu của mục tiêu. Upserve
(trước đây là Swipely) là một công ty sử dụng trí thông minh nhân tạo để
giúp đỡ các nhà hàng cải thiện hiệu suất. CEO Angus Davis đã nắm bắt
được bản chất của cảm hứng khi ông nói:
Sẽ là không đủ khi nói rằng bạn muốn thấy sự cải thiện 10% khi biết điều
đó hoàn toàn trong tầm tay của mình. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục
làm những việc tương tự, chỉ cần chăm chỉ hơn một chút. Nhưng nếu tôi
nói với bạn, tôi cần cải thiện 50% những gì bạn đang làm, có lẽ bạn sẽ
nói: “Trời ạ, để làm được điều đó, tôi phải giải quyết rốt ráo bài toán khó
khăn này”, hay “Tôi cần suy nghĩ lại hoàn toàn về cách giải quyết
X hoặc
Y.” Đó là những gì OKRs cần phải làm. Khi bạn đặt mục tiêu cao hơn,
suy nghĩ kỹ hơn về các bước cần thực hiện để thực sự hoàn thành điều gì
đó.
2
Có thể đạt được
Không phải ngẫu nhiên mà mục này xuất hiện ngay bên dưới lời kêu gọi
của chúng tôi về các mục tiêu truyền cảm hứng. Tìm kiếm sự cân bằng giữa
cảm hứng và thực tế là một trong những thử thách hàng đầu trong việc tạo