Cả hai chúng tôi đều là nhân chứng cho những cuộc tranh luận bất tận trong
các phòng họp của công ty. Không nghi ngờ gì, bản thân bạn chắc chắn đã
chịu đựng một vài trong số đó: loại mà trong đó ngôn từ xoáy qua xoáy lại
trong không khí, nhưng không giúp gì cho việc thực thi. Thông thường,
cách tốt nhất để giảm bớt sự nhầm lẫn là hỏi một cách đơn giản và chân
thành: “Ý của bạn là gì…?”. Khi tạo ra các mục tiêu, sẽ có một sự tấn công
dữ dội của những ý tưởng và khái niệm có thể chứa giá trị nào đó nhưng
thường được gói trong các cụm từ mơ hồ. Ví dụ, nếu ai đó đề nghị bạn phải
“Tạo ra giá trị cho khách hàng của chúng tôi”, hãy đảm nhận vai trò của
một chuyên gia OKRs và cố gắng xác định các chi tiết cụ thể của nhận xét
đó. Họ đang đề cập đến một phân khúc khách hàng cụ thể? Tất cả khách
hàng? Giá trị có nghĩa là gì trong bối cảnh này? Việc làm rõ từ những khái
niệm trừu tượng đến các thông số cụ thể sẽ giúp bạn khám phá mục tiêu
thực sự đòi hỏi sự tập trung của bạn.
Đóng khung các mục tiêu bằng ngôn từ khẳng định
Một cách lý tưởng, nhóm của bạn nên cảm thấy bị bắt buộc phải làm việc
với mục đích đạt được các mục tiêu bạn đặt ra. Do đó, bạn nên xem xét cẩn
thận cách bạn đóng khung chúng. Nghiên cứu chứng minh rằng chúng ta
thường thoải mái hơn khi tiếp cận những gì mình muốn, hơn là tránh những
gì mình không muốn làm. Ví dụ, hãy nói về việc bạn muốn cải thiện thói
quen ăn uống của mình. Khi thiết kế một mục tiêu, bạn có hai sự lựa chọn.
Bạn có thể nói: “Giảm số lượng đồ ăn vặt mà tôi ăn.” Hoặc, bạn có thể nói
theo cách này: “Ăn nhiều calo từ những thực phẩm lành mạnh”. Việc lựa
chọn cách sau sẽ buộc bạn phải nghiên cứu về các loại thực phẩm tốt cho
sức khỏe, xác định những loại mà bạn muốn thử nghiệm và cuối cùng đem
lại khả năng thành công cao hơn.
Việc đóng khung trong ngôn ngữ tích cực hứa hẹn sẽ mở ra không gian
sáng tạo bổ sung và tạo điều kiện thích ứng trong việc theo đuổi các mục
tiêu.