OKRS - NGUYÊN LÝ VÀ THỰC TIỄN - Trang 122

Kết quả then chốt theo số liệu

Đây là kiểu phổ biến nhất và sẽ được bạn nhận ra ngay lập tức vì chúng bao
gồm những gì chúng ta thường nghĩ đến khi xem xét chủ đề về đo lường.
Kết quả then chốt theo số liệu theo dõi kết quả định lượng được thiết kế để
đánh giá thành công trên các mục tiêu của bạn. Có ba loại phụ.

Các số liệu khẳng định (positive metrics) thường sử dụng các từ ngữ
như tăng, tăng trưởng, xây dựng, v.v.. Ví dụ: “Tăng 10% doanh thu trên mỗi
e-mail được gửi”. Kết quả then chốt được đóng khung theo ngôn ngữ khẳng
định. Ngược lại, chúng tôi có các

số liệu phủ định (negative metrics),

bao gồm các động từ như hạn chế, loại bỏ, hạ thấp hoặc giảm. “Giảm thời
gian xử lý hóa đơn từ năm tuần xuống còn hai tuần” là một ví dụ về số liệu
phủ định. Chúng là một lựa chọn khả thi; tuy nhiên, như đã lưu ý ở phần
trước, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng ngôn ngữ khẳng định để thúc đẩy
động lực hướng tới mục tiêu. Cuối cùng là

ngưỡng mục tiêu. Chúng được

sử dụng khi bạn yêu cầu một phạm vi để mô tả kết quả then chốt một cách
đầy đủ. Lấy ví dụ về một công ty tư vấn. Doanh thu của họ phụ thuộc vào
việc có các cộng sự cùng làm việc và tính phí cho khách hàng. Do đó, tỷ lệ
sử dụng các chuyên gia tư vấn có thể sẽ đại diện cho một kết quả then chốt.
Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác mục tiêu “sử dụng”. Rõ ràng tỷ lệ
sử dụng càng cao, công ty càng tạo ra được nhiều doanh thu. Tuy nhiên,
việc sử dụng đến một mức độ nhất định có thể gây ra kiệt sức, căng thẳng
và hiệu suất kém hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo ra một loạt các
mức độ chấp nhận được, ví dụ: “Duy trì tỷ lệ sử dụng chuyên gia tư vấn từ
70-80%.”

Kết quả then chốt theo cột mốc

Đôi khi, bất chấp những nỗ lực tốt nhất, bạn có thể gặp phải những điều rất
khó để diễn dịch thành kết quả then chốt theo số liệu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.