nói chuyện...
Lệ Xuân im lặng rồi lại hỏi:
- Bao giờ tôi gặp các con?
- Các cháu sẽ được đưa ngay sang Roma tới chỗ Đức cha Ngô Đình Thục.
- Tôi có thể trở về dinh Gia Long để thu thập một số tài sản riêng tư không?
- Dinh Gia Long đã bị tàn phá hết, ở đó không còn gì nguyên vẹn... Cũng
xin nói để bà biết, Hội đồng quân nhân cách mạng đã quyết định tịch thu
toàn bộ tài sản của gia đình ông Diệm, ông Nhu và ông Cẩn.
- Trời sẽ hại các ông!...
Trong đám người miệng luôn luôn giả đạo đức, Lệ Xuân là kẻ thành thực
hơn cả. Người đàn bà không tin vào đạo lý giáo lý này thường không tỏ ra
cao đạo, không giấu giếm những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của mình.
Người Mỹ đã dành cho Lệ Xuân một đặc ơn. Ba con của Lệ Xuân được Mỹ
chở bằng máy bay từ Sài Gòn, sang Roma để gặp lại mẹ. Nhưng chỉ một
thời gian sau đó, Lệ Thủy con gái của Lệ Xuân, đã chết vì một tai nạn ô tô
ở Paris.
Minh Lớn trở thành quốc trưởng kiêm chủ tịch Hội đồng quân nhân cách
mạng với 11 tướng tham gia, trong đó có Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Trần
Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Mai Hữu Xuân... Nhưng chỉ 3 tháng sau, cả
Hội đồng với những quyền lực tối cao này, đã tan thành mây khói, vì bị
Nguyễn Khánh lật đổ bằng một cuộc phản đảo chính, gọi là “chỉnh lý”.
Đôn, Kim, Xuân, Đính... trở thành tù nhân của Khánh. Cuộc vật lộn, tranh
giành quyền lực trong giới quân sự miền Nam Việt Nam chưa hề dừng lại.
Khi đảo chính nổ ra, Ngô Đình Cẩn vội chạy trốn vào nhà Dòng Chúa Cứu
thế ở Huế. Nhưng Cẩn nhận ra ở đây không an toàn, lại tới tòa lãnh sự Mỹ
xin cư trú chính trị. Người Mỹ lần này tỏ ra rất coi trọng đạo lý. Đại sứ Mỹ
Cabot Lodge tuyên bố những người như Cẩn không đáng được cư trú, và ra
lệnh trao Cẩn cho chính phủ Việt Nam cộng hòa, với điều kiện phải đưa
Cẩn ra tòa theo dúng thủ tục pháp lý, không đối xử tàn tệ, và không giết
Cẩn nếu chưa xét xử ở tòa. Trong thời gian Cẩn bị giam giữ, Khánh đã làm
thủ tướng, bảo Cẩn nếu y chịu chuyển giao toàn bộ số tiền gửi ở những
ngân hàng nước ngoài cho mình, đổi lấy tiền Việt Nam, thì sẽ được tha