bổng. Cần biết nếu đã chuyển hết tiền cho Khánh, sau đó nhất định Khánh
sẽ thủ tiêu mình để phi tang. Cẩn từ chối và bí mật làm di chúc chuyển toàn
bộ tiền của mình ở các ngân hàng nước ngoài cho những tổ chức từ thiện
tôn giáo, và trao tờ di chúc đó cho một tu sĩ vào thăm y ở nhà giam. Ít lâu
sau, Cản ra tòa và lãnh án tử hình.
Đơn xin ân xá của Cẩn bị quốc trưởng Dương Văn Minh bác. Khi ra trường
bắn, thấy người cháu gái khóc lóc, Cẩn nói: “Không có gì đáng buồn mà
phải khóc lóc!.. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ
có ngày như thế ni!”.
Nguyễn Khánh ra lệnh cho an ninh quân đội điều tra về cái chết của Ngô
Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Người phụ trách an ninh quân đội lúc đó là
Mai Hữu Xuân. Đại úy Nhung bị bắt. Khi bị tra hỏi, Nhung khai Minh Lớn
đã ra lệnh cho y giết Diệm và Nhu. Sau khi bắn Diệm, y còn bồi tiếp cho
Diệm thêm mấy nhát dao găm. Nhưng chỉ vài ngày sau, người ta thấy xác
Nhung treo cổ trong nhà giam bằng một sợi dây giầy. Vụ điều tra coi như
kết thúc.
Một cuộc truy lùng ráo riết những người cầm đầu các tổ chức đảng Cần lao
- Nhân vị của Ngô Đình Nhu đã diễn ra. Nhiều tay chân cũ của Nhu bị cầm
tù hoặc thủ tiêu.
Khối Công giáo ở miền Nam Việt Nam rất hoang mang sau cái chết của
Diệm. Họ đã mất một người cầm đầu chế độ theo đạo Thiên chúa, vô cùng
sùng đạo, kiên quyết đưa Thiên chúa giáo thành quốc đạo, kiên quyết duy
trì một chính quyền ở Nam Việt Nam với chỗ dựa là những người theo đạo
Thiên chúa.
Trong năm 1963, nhân dân và lực lượng vũ trang ta ở miền Nam đã phá
hủy hoàn toàn một nửa trong số hơn 6.000 ấp chiến lược địch đã xây dựng.
Chúng ta đã giành lại toàn bộ số dân vùng giải phóng bị địch lấn chiếm từ
cuối năm 1962 và đầu năm 1963. Chúng ta đã phá thế kìm kẹp và giải
phóng 2/3 số thôn ấp trên toàn miền Nam Việt Nam. Phần quan trọng của
những thắng lợi trên đã giành được vào nửa cuối năm 1963, đặc biệt là sau
khi chính quyền Diệm bị lật đổ.
Ngày 21-12-1963, bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara đi kiểm tra tình