đó. Khánh lo Nguyễn Cao Kỳ đã tham gia lực lượng đảo chính và Kỳ râu,
với tác phong ngổ ngáo của y, có thể tự lái máy bay tới Đà Lạt, oanh tạc
vào dinh 2, là nơi Khánh đang ở. Khánh vội vã cho cho gia đình di tản sang
biệt thự của Cao Văn Viên, đồng thời điều lực lượng cao xạ phòng không
tới bố trí chung quanh nơi mình ở.
Cũng buổi sáng hôm đó, Kỳ đưa người vợ trẻ chưa cưới đi chơi ngày chủ
nhật. Tới Biên Hòa, Kỳ được tin Sài Gòn có đảo chính. Kỳ lấy một chiếc
trực thăng ở Biên Hòa, quay về ngôi nhà mình tại căn cứ sân bay Tân Sơn
Nhất. Quân đảo chính của Dương Văn Đức đã chiếm Bộ Tổng tham mưu ở
gần đó, nhưng chưa chiếm sân bay. Buổi trưa, Kỳ nghe Phát tuyên bố trên
đài. Phát hết lời mạt sát Khánh. Trong lời lẽ của Phát có hơi hướng những
triết thuyết của Diệm trước đây mà Kỳ vốn không ưa. Kỳ cầm máy gọi điện
thoại cho Dương Văn Đức ở Bộ Tổng tham mưu:
- Trung tướng đã hành động theo một kiểu cách mà tôi không thể nào ủng
hộ được! Giải pháp khôn ngoan nhất là trung tướng nên quay về đồng bằng
sông Cửu Long.
Đức tức giận, điều xe tăng tới bao vây sân bay Tân Sơn Nhất. Kỳ dọa nếu
xe tăng tiến vào sâu nữa, Kỳ sẽ lệnh cho máy bay ném bom. Xe tăng của
Đức phải dừng lại bên ngoài sân bay.
Sáng hôm sau, Kỳ lại gọi điện thoại cho Đức:
- Đã tới lúc trung tướng nên từ bỏ ý định của mình. Đây là lời nói cuối
cùng của tôi. Nếu trung tướng không rút lui, tôi sẽ ném bom xuống bộ chỉ
huy của trung tướng.
Phát và Đức đã nhận thấy Tòa đại sứ Mỹ không muốn đẩy cuộc đảo chính
đi tới cùng. Họ chỉ cần một đòn cảnh cáo, buộc Khánh phải chấp thuận cải
tổ bộ máy chính quyền miền Nam, chứ chưa muốn loại bỏ Khánh. Có thêm
lời đe dọa của Kỳ, Phát và Đức đành bỏ cuộc đảo chính.
Kỳ gọi điện thoại cho Khánh, yêu cầu trở về giải quyết những công việc ở
Sài Gòn. Vốn tính đa nghi, sợ bị đánh lừa, Khánh ở lỳ tại Đà Lạt. Chỉ tới
khi Tòa đại sứ Mỹ cử hai nhân viên lên Đà Lạt thuyết phục, Khánh mới
chịu quay về Sài Gòn. Maxwell Taylor tới Việt Nam được một tháng đã
nhìn thấy những nhược điểm của Khánh, nhưng chưa thể bỏ rơi ngay con