buộc phải thay đổi chiến lược, là tìm một giải pháp chính trị để chấm dứt
chiến tranh.
- Nhưng tổng thống Mỹ vừa quyết định tăng quân Mỹ ở Việt Nam lên 55
vạn, và động viên lực lượng dự bị?
- Đó là để khỏi thua chớ không phải để thắng! Trước cuộc tiến công Tết
Mậu Thân, CIA báo cáo với tổng thống, Việt Cộng chỉ có ở Nam Việt Nam
30 vạn quân, gần đây, họ lại báo cáo là 60 vạn.
- Với một triệu rưỡi quân Việt Nam cộng hòa, và quân đồng minh, tôi nghĩ
là chúng ta cũng phải thử vận may của mình để giành một chiến thắng lớn
về quân sự?
- Sẽ có những thay đổi về chiến thuật hữu hiệu hơn chứ không phải là
những cuộc hành quân lớn. Không thể tìm một giải pháp chính trị nếu Mỹ
tiếp tục leo thang chiến tranh! Chiến lược của Mỹ trước đây là tiến công,
nay đã chuyển qua phòng ngự.
- Ta sẽ khoanh tay đầu hàng Việt Cộng ư?
- Không phải như vậy, quân Mỹ sẽ ở lại Việt Nam cộng hòa cùng chiến đấu
cho tới khi nào quân đội Việt Nam cộng hòa dủ sức tự mình đảm nhận mọi
trách nhiệm đối với cuộc chiến. Quân Mỹ chỉ rút nếu Bắc Việt cũng đồng ý
rút lực lượng chính quy của họ khỏi miền Nam Việt Nam. Những vấn đề
còn lại sẽ do người Việt Nam giải quyết với nhau... Tôi nghĩ là Giáo hoàng
Paul VI đã sớm nhìn thấy vấn đề này.
Cuối tháng 3, O’Connor đưa tới giới thiệu với Hai Long một linh mục mới
sang. Ông này là tiến sĩ, giám đốc một viện thần học, bạn thân của
O’Connor. Hai Long đã được xem bức thư của O’Connor gửi cho ông linh
mục này bữa trước. Qua buổi nói chuyện, anh nảy ra ý nghĩ nên đưa ông
linh mục này tiếp xúc với Thiệu.
Thiệu đang nóng lòng tìm hiểu tình hình ở Mỹ, yêu cầu Hai Long thu xếp
cho mình gặp ngay vị linh mục mới được Johnson phái sang Việt Nam.
Thiệu như chỉ chờ cơ hội này để dốc mọi băn khoăn, và đón đợi những lời
giải đáp cho yên lòng.
Ông linh mục tính tình bộc trực, chưa quen tiếp xúc với nhiều người Việt
Nam, nói thẳng thừng: