- Quả pháo sáng cháy sáng thật đấy, Herbert nói.
- Bom nguyên tử cũng chẳng làm đƣợc hơn thế, Allan đáp.
- Thế chúng ta làm gì bây giờ? Herbert tự hỏi, lạnh cóng đến nỗi đâm thèm đƣợc quay
lại cái trại đã không còn đó nữa.
- Giờ ta sẽ đến Bắc Triều Tiên, anh bạn ạ, Allan đáp. Và vì quanh đây chẳng có xe cộ
gì, ta sẽ phải đi bộ. Thế cho ấm ngƣời.
Kirill Afanasievich Meretskov là một trong những sĩ quan Hồng quân giỏi giang, đƣợc gắn
huân chƣơng nhiều nhất. Ông là một anh hùng Liên Xô đƣợc thƣởng Huân chƣơng Lenin ít nhất
bảy lần.
Là chỉ huy của quân đoàn Bốn, ông đã chiến đấu ngoan cƣờng chống quân Đức quanh tuyến
Leningrad, và sau 900 ngày đáng sợ đã phá vỡ cuộc bao vây. Không có gì ngạc nhiên khi
Meretskov đƣợc phong làm tƣ lệnh Liên Xô, cùng với tất cả huân huy chƣơng và các danh hiệu.
Sau khi đẩy lùi đƣợc Hitler vĩnh viễn, Meretskov tiến về phía đông 9.600km bằng xe lửa.
Ông đƣợc điều động chỉ huy Mặt trận Viễn Đông, để đuổi Nhật ra khỏi Mãn Châu. Và không ai
ngạc nhiên khi ông lại thành công.
Và rồi chiến tranh thế giới kết thúc, Meretskov thấy mệt mỏi. Chẳng ai chờ đợi ông trở lại
Moskva, ông vẫn ở phía đông. Ngồi chơi xơi nƣớc sau cái bàn quân sự ở Vladisvostok. Một cái
bàn rất đẹp. Bằng gỗ tếch xịn.
Vào mùa đông năm 1953, ông đã 56 tuổi, vẫn ở yên sau cái bàn làm việc của mình. Từ chỗ
đó, ông quản lý sự vắng mặt của Liên Xô trong chiến tranh Triều Tiên. Tƣ lệnh Meretskov và
đồng chí Stalin coi việc Liên Xô tạm thời không tham chiến trực tiếp với quân Mỹ là một chiến
lƣợc quan trọng. Tất nhiên cả hai bên đều có thứ Bom kia, nhƣng Hoa Kỳ đi trƣớc. Cái gì cũng
cần có thời gian, và đây không phải là lúc để khiêu chiến – nhƣ thế Nga sẽ không tránh khỏi
nhúng tay vào Triều Tiên: chiến tranh Triều Tiên có thể thắng lợi, và thực sự là nó phải thắng.
Giờ đã là một tƣ lệnh, Meretskov cho phép bản thân thỉnh thoảng xả hơi một chút. Ví dụ, ông
có một ngôi nhà đi săn ngoài Kraskino, đi vài tiếng về phía nam Vladisvostok. Ông thu xếp đến