OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 194

báo cáo rằng một thứ tuỳ theo lợi ích của Nhật là thái độ của họ. Y nói với
Fenn, quân Nhật xử sự "tốt hơn lính Tây, cho dù đó là lính Pháp, lính Anh
hay lính Mỹ", và bổ sung thêm, "các sĩ quan Nhật luôn nghiêm khắc bắt
tuân thủ kỷ luật". Theo y, "người An Nam có thiện cảm với Nhật hơn chỉ vì
họ quá căm thù Pháp". Mặc dù tình hình có thể xảy ra theo cách đó đối với
Lan, nhưng những người khác nhìn nhận thái độ của người Việt khác Lan.
Một báo cáo đến từ Bộ Thông tin và Ban quản trị xung đột chính trị Anh
Quốc trong khi thừa nhận Nhật "đã cư xử đúng mực đáng kể tại Đông
Dương", đã đi đến kết luận trái ngược với Lan và còn lưu ý đến những tình
cảm thân Đồng Minh trong nhân dân:

Trên thực tế kể cũng khá lạ, làm sao người bản xứ lại nhanh chóng phát
hiện ra và hiểu sự pha trộn giữa tính ngạo mạn và "thân thiện " của người
Nhật để ghê tởm chúng vì điều đó đến thế. Điều này phần nào giải thích
cho lòng nhân hậu của những người bản xứ nghèo khổ dành cho các tù
binh chiến tranh người Anh. Người An Nam và các cộng đồng dân tộc khác
đã mạo hiểm chuyển tiền và lướng thực v.v… cho các tù binh. Thái độ của
người bản xứ đối với người Pháp có lẽ đã chuyển thành một dạng lãnh
đạm. Sự căm ghét trước đây của người bản xứ đối với người Pháp bây giờ
tập trung vào người Nhật, và nhờ đó người Pháp có lẽ được an ủi
. Nhưng
chắc chắn lần đầu tiên người bản xứ biết người Anh và Mỹ những dân tộc
mà họ khâm phục vì đấu tranh chống Nhật
.

Phần lớn các báo cáo của OSS trong năm 1944 về sự giúp đỡ Đồng Minh
của nhân dân Đông Dương đều giống của Bộ Thông tin và Ban Quản trị
Xung đột Chính trị Anh Quốc. Vào tháng 10, trong một chỉ thị hợp tác với
FMM cho công tác tại Đông Dương, thiếu tá Harold Faxon của OSS đã lạc
quan tuyên bố: "Trên thực tế toàn bộ người dân bản xứ đều chống Nhật và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.