sẽ hân hoan đón nhận cơ hội tham gia khoá huấn luyện được (Đồng Minh)
đề ra và các hoạt động tiếp theo".
Lúc này những khác biệt dễ nhận thấy trong ý kiến về "bản chất tâm lý"
của người Việt Nam và về khả năng sử dụng họ như một phần của các
chiến dịch bắt đầu xuất hiện trong các thành viên OSS. Những báo cáo sớm
từ năm 1944 đã quên lợi dụng thông tin đó. Milton Miles và Robert Larson
(người đã tuyên bố rằng người Việt Nam không phải và cũng không thể coi
là dân tộc hạ đẳng) lượm lặt được và chủ yếu tập trung thảo luận những
thuật ngữ có tính miệt thị. Một báo cáo hồi trung tuần tháng 5 về "những
biện pháp dự định tuyên truyền vào Đông Dương" nói rõ rằng "khả năng
tiếp nhận tuyên truyền của người Việt Nam" cần phải dựa trên hai yếu tố:
thứ nhất, người An Nam cơ bản không thể hành động hướng tới những mục
đích dài hạn và chỉ quan tâm tới những mối lợi trước mắt", và thứ hai,
"người An Nam là một chủng tộc bị nô dịch nhiều năm và họ dễ dàng đáp
lại lời khuyên và chỉ dẫn của người ngoại quốc hơn những điều tương tự
được tin là xuất phát từ chính cộng đồng của họ". Một báo cáo tương tự
cũng mô tả người Việt là "quen chịu phục tùng" và "không có khả năng tổ
chức hay óc sáng kiến". Trong lúc cơ quan MO tiếp tục tác động tới kế
hoạch dành cho Đông Dương thuộc Pháp thì những bình luận về dân tộc
này đạt tới độ "sâu sắc" hơn và trở nên xấc xược hơn. Sĩ quan MO R.P.
Leonard viết:
Thái độ phục tùng của người bản xứ và khuynh hướng vụ lợi của họ, xét
đến người Việt đặc việt vì họ trội hơn hẳn các sắc tọc Đông Dương, có một
ý nghĩa quan trọng để đổi lấy các hoạt động của MO. Họ đúng là không có
năng lực phát triển và tổ chức, dĩ nhiên là tổ chức bí mật. Nghi kỵ lẫn nhau
và lừa đảo lẫn nhau, bất kỳ tổ chức nào mà họ dày công tạo lập cũng luôn
bị sụp đổ vì các thành viên của nó thiếu khả năng hoà hợp với nhau… (bởi