họ) đã trở nên vụ lợi đến mức khác thường… họ sẽ làm bất cứ điều gì vì
tiền, nhưng không thể hy vọng họ mạo hiềm từ những động cơ lý tưởng .
Mặc dù Leonard thừa nhận rằng có những ngoại lệ đối với "thực tế" này -
vẫn có cá nhân "dũng cảm và lý tưởng" - ông ta kết luận rằng "một người
An Nam như thế" không hữu dụng vì sẽ không giành được lòng tin của
những người An Nam khác hưởng ứng lý tưởng". Theo quan điểm của
Leonard, nỗ lực của OSS nên tập trung vào sử dụng những kiều dân Pháp
bởi vì họ "bị lâm nguy hơn người bản xứ ở Đông Dương" và "có cơ sở tâm
lý tưởng tự chúng ta".
Dẫu rằng những bình luận về báo cáo của Leonard nhìn chung là tích cực
và không mâu thuẫn với những quan điểm không tán thành người Việt
Nam, nhưng những tuyên bố có giá trị ít nhất cũng thừa nhận nhiều hơn
một loại "người An Nam". Trong nhận định của mình, thiếu tá B.M. Turner
đã mô tả sự đánh giá người Việt Nam như "phản ứng điển hình của kẻ mới
đến" và chỉ ra rằng "Quốc dân Đảng và Cộng sản có những tổ chức mạnh
tại Đông Dương"; ông đề nghị hành động thông qua họ sẽ là "cách làm hay
để thu hút sự chú ý và niềm tin của những tầng lớp trí thức An Nam".
Turner tán thành biện pháp kinh tế để giành được sự chú ý và lòng trung
thành của người dân. Chính sách tuyên truyền liên quan đến tình hình kinh
tế tại Đông Dương thuộc Pháp hy vọng sẽ ngăn người Việt và các dân tộc
khác làm việc "giúp" thật. Chẳng hạn, một chủ đề được MO đề xuất:
"Những con tầu gỗ chúng ta đóng cho Nhật sẽ chuyên chở lương thực của
chúng ta đến Nhật và các khu vực miền Nam khi mà chúng ta bị đói" - hy
vọng "giúp làm suy yếu Đông Dương với chức năng là cơ sở quân sự và
kinh tế cho Nhật" bằng cách thuyết phục người Việt Nam ngừng làm việc
trên những con tầu gỗ chở hàng do Nhật sử dụng. Trong khi tuyên truyền
trù tính khơi dậy những tình cảm chống Nhật bằng cách cho thấy Nhật Bản