OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 219

về Đông Dương. Lực lượng Đồng Minh còn cánh xa Việt Nam, và mặc dù
không hẳn thân mật nhưng quan hệ giữa Nhật - Pháp nhìn chung là hữu
hảo.

Tuy nhiên động lực của mối quan hệ Pháp - Nhật bắt đầu thay đổi khi chiến
thắng của Đồng Minh tại châu Âu tăng lên. Những trận ném bom liên tục
vào các thành phố của nước Đức diến ra trong suốt mùa xuân năm 1944,
Rome được giải phóng, cuộc đổ bộ ngày D trong tháng 6 và cuối cùng Paris
được giải phóng trong tháng 8 đã làm thay đổi thái độ của cả Nhật và Pháp.
Trong khi người Pháp công khai ăn mừng sự diệt vong của chính phủ bù
nhìn cho chủ nghĩa Quốc xã và thủ đô của họ sạch bóng thù thì người Nhật
càng thêm cảnh giác với cách "niềm vui" này có thể hiện hình tại thuộc địa.

Theo hồi ức của một cựu cảnh sát thì "một loạt sự cố đáng tiếc đã làm tăng
nghi ngờ của Nhật như: thể hiện sự coi thường cờ Nhật tại Hà Nội, phá hoại
có chủ ý xe quân sự Nhật, phân biệt đối xử với các công ty thương mại
Nhật, áp bức và bắt bớ những người Việt Nam thân Nhật". Đến tháng 8
năm 1944 Bộ ngoại giao Nhật Bản, các quan chức quân đội đóng tại Đông
Dương đã ủng hộ việc nắm quyền của giới quân sự. Để chuẩn bị cho sự
kiện có thể xảy ra này, một thoả thuận giữa quân đội và hải quân đã có hiệu
lực từ tháng Giêng. Điều đó nhấn mạnh rằng cần phải duy trì sự ổn định
"cùng lúc đánh bại hoàn toàn lực lượng quân đội và cảnh sát Pháp, bắt
chúng phải đầu hàng bằng hành động mau lẹ và cương quyết, qua đó đập
tan bất kỳ thái độ hiếu chiến nào mà chúng có thể thể hiện. Các trung tâm
thông tin liên lạc, sân bay, tầu thuyền, tất cả phải được đánh chiếm và cơ
cấu chính quyền hiện hành phải được duy trì. Kế hoạch này phải được giữ
bí mật, tăng cường hoạt động gián điệp, huấn luyện và bố trí lại lực lượng
vũ trang".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.