Tuy thế, vẫn còn một trở ngại lớn đối với đảo chính. Các giới chức Tokyo
vẫn chưa bị thuyết phục rằng sự nắm quyền của quân đội là cần thiết hay
khôn ngoan. Từ viễn cảnh của Nhật Bản, Đông Dương, nhất là Việt Nam,
(từ năm 1940) đã trở thành một căn cứ hậu cần và tiếp tế quan trọng. Khi
quân Mỹ đã tiến đến gần hơn sau khi tràn vào miền Nam Philippines tháng
10 năm 1944, giải phóng Manila và trung phần Luzon đầu năm 1945, bộ tư
lệnh Nhật càng lo ngại về khả năng Đồng Minh đổ bộ lên miền duyên hải
Đông Dương, nhất là vì quân Nhật tại đây "không cân xứng về số lượng".
Nhật không thể mạo hiểm có một kẻ thù ở sau lưng. Đề phòng Pháp có
hành động như vậy là không thể tránh được. Pháp có lý do thoả đáng để
trông chờ một cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Việt Nam. Chiến dịch BETA
do Wedemeyer, tư lệnh quân Mỹ tại mặt trận Trung Quốc, triển khai đã tạo
thành một cuộc tấn công hai gọng kìm với hướng chính nhằm vào Quảng
Châu, Trung Quốc. Đồng Minh hy vọng mở được một cửa khẩu ở miền
Nam Trung Quốc, từ đó thiết lập "tuyến tiếp tế ngắn và quy mô đến Trùng
Khánh". Giai đoạn hai hay giai đoạn Đông Dương của Chiến dịch BETA
đòi hỏi phải có một cuộc hành binh vu hồi vào Bắc Kỳ. Tháng 2 năm 1945
Wedemeyer tuyên bố rằng ông đã "triển khai kế hoạch tiến vào Đông
Dương", kế hoạch này được giữ tuyệt mật và chỉ được thảo luận với một số
ít người bên ngoài ban tham mưu của ông. Tuy nhiên, ông đã đề cập ý
tưởng này với tuỳ viên quân sự Pháp, người đã "yêu cầu có càng nhiều lính
Mỹ sát cánh với các đến vị tiên phong Trung Quốc thì càng tốt".
Cuộc tấn công đã không trở thành hiện thực vì chiến lược của Đồng Minh