OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 227

đó đã từng trấn áp những người bản xứ có cảm tình với Nhật" đã bị bắt
giam, và hơn 200 người đã bị giết hoặc mất tích.

Để bào chữa cho cuộc đảo chính, Nhật đã thông báo cho công chúng qua
sóng phát thanh đổ lỗi cho những hoạt động của Kháng chiến Pháp hợp tác
với Đồng Minh và sự thiếu hợp tác của Pháp là nguyên nhân cần phải làm
đảo chính. Tại Nhật Bản, trong diễn văn đọc trước nghị viện, thủ tướng
Nhật - tướng Koiso Kuniaki, buộc tội chính quyền Pháp đã có "những hành
động phản bội" đòi hỏi phải làm đảo chính. Bộ trưởng ngoại giao
Shigemitsu Mamoru làm rõ thêm vấn đề từ bối cảnh của Nhật:

Khi quân Đức rút khói Pháp, tân Chính phủ của de Gaulle đã ban hành lại
quyết định gốc chống Nhật. Decoux (đúng nguyên văn) sau đó đã tuyên bố
lòng trung thành và nói rõ rằng Đông Dương đang trong tình trạng chiến
tranh với chúng ta. Đông Dương là căn cứ của lực lượng viễn chinh Nhật ở
Malaysia, Burma, Java và Sumatra và phải được bảo đảm an ninh bằng
mọi giá. Nhật không thể dễ dàng phục tùng một tuyên bố thù địch nhu
vậy… Nhật không còn lựa chọn nào khác ngoài châm dứt tình trạng này
.

Mặc dù những dấu hiệu đầu tiên của đảo chính xuất hiện ở Sài Gòn, nhưng
ngày 9 tháng 3 đã chứng kiến Pháp chuyển giao quyền lực trên toàn thuộc
địa. Cuộc tấn công đầu tiên và cuộc kháng cự mạnh mẽ nhất xảy ra tại Bắc
Kỳ, nơi 32.000 quân Pháp đã chống lại Nhật. Có nhiều trường hợp các sĩ
quan Pháp và quan chức cấp cao đã được mời dự bữa tối với các đối tác
Nhật. Nhiều người đã nhận lời mời chỉ để bị bắt vào thời gian đã định. Một
số người Pháp đã mất mạng trong các cuộc bắt bớ. Tại Lạng Sơn, nơi đã
xảy ra một cuộc giao tranh nhỏ giữa Pháp và Nhật năm 1940, tướng Emile
Lemonnier và công sứ Pháp Camille Auphelle cùng ba sĩ quan tham mưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.