quân Nhật không tấn công vào tối 9 tháng 3, điều đó cho phép Alessandri
và lính của ông ta có thời gian rút chạy về phía bắc. Tuy nhiên sự trì hoãn
này kéo dài không lâu quân Nhật đuổi theo đám tàn binh Pháp đang tháo
chạy, cắt đứt đường đến hai cửa khẩu biên giới quan trọng nhất tại Lào Cai
và Hà Giang.
Địa hình và hoàn cảnh đã thử thách cả Sabattier và Alessandri. Sabattier
nhanh chóng mất liên lạc với hầu hết các đơn vị của ông ta và buộc phải đi
bộ dọc theo sông Đà về Lai Châu cùng một nhóm nhỏ tàn quân còn sống
sót: 3 sĩ quan, 1 phiên dịch, tài xế của ông ta và 2 lính dân tộc Thái.
Trong khi đó, Alessandri thận trọng cân nhắc khả năng đào thoát thành
công vào lãnh thổ Đồng Minh. Tuổi trung bình của binh lính dưới quyền
ông ta là 40 và không quen với gian khổ về thể chất, nghĩa là nhiều người
trong số họ sẽ bỏ mạng trong chuyến đi nguy hiểm vượt qua nhiều khu
rừng rậm rạp và núi non hiểm trở để đến biên giới Trung Quốc.
Alessandri còn có một số bạn bè cùng cấp bậc với ông ta trong quân đội
Đông Dương. Trong khi suy tính bước đi tiếp theo sau cuộc đảo chính, ông
ta quyết định tách khỏi quân đội Đông Dương. Động thái này được hiểu
theo nhiều cách.
Nhà sử học J. Lee Ready nói rõ, lính Đông Dương đã được lệnh "cùng
người Âu bỏ lại trang bị và đồng phục và cố thoát khỏi nhà" với hy vọng họ
có thể sống sót bằng cánh "băng rừng". Tương tự, Gaudel viết rằng
Alessandri "đã cho họ tự do". Điệp viên Pháp và học giả tôn giáo châu Á