cao cấp đã bị chặt đầu sau khi từ chối ký biên bản đầu hàng. 100 lính lê
dương tại đồn Brière de L Isle (Lạng Sơn) đã chống lại quân Nhật trong 24
giờ đồng hồ trong một trận chiến thỉnh thoảng lại đánh giáp lá cà. Quân
Nhật giết hầu hết lính đồn trú, nhiều người trong số họ theo tường trình đã
hát vang bài "Marseillaise" trước khi chết. Các đồn binh ở Hà Giang và Hà
Nội cũng bị đánh chiếm và hàng ngàn người bị bắt làm tù binh. Vị trí cuối
cùng của Pháp đầu hàng là Đồng Đăng, nơi binh lính thuộc địa và các sĩ
quan Pháp (chỉ có một người sống sót) bị bao vây đến ngày 12 tháng 3.
Nhà sử học David Marr đi đến kết luận rằng: "2100 sĩ quan và quân nhân
người Âu đã bị giết hoặc mất tích" trong cuộc đảo chính và rằng tổn thất
của người Việt Nam thậm chí còn lớn hơn. Ông ước tính "khoảng 15.000
thành viên của lực lượng vũ trang Đông Dương bị Nhật giam giữ, trong đó
có 12.000 người Âu".
Mặc dù hầu hết các đồn binh nhanh chóng đầu hàng, nhưng có hai viên chỉ
huy là tướng Gabriel Sabattier và Marcel Alessandri đã chạy thoát khỏi
Đông Dương cùng đám bộ hạ của mình.
Nhà sử học Pháp André Gaudel viết rằng cuối tháng 2 tướng Sabattier, tư
lệnh sư đoàn Bắc Kỳ và lãnh đạo Kháng chiến miền Bắc đã chỉ thị rõ cho
các lãnh đạo tỉnh kiên quyết chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào sắp
sửa xảy ra của Nhật. Dựa vào thông tin của Phòng nhì, Sabattier đã cảnh
báo các đồn binh ở Bắc Kỳ và Bắc Lào về khả năng xảy ra đảo chính và đã
bí mật rời Hà Nội ngày 8 tháng 3 để đến với lực lượng của ông ta đóng tại
phía bắc thành phố. Lực lượng lớn nhất trong vùng đóng ngay tại phía bắc
sông Hồng là Trung đoàn Lê dương số 5. Khoảng 2000 lính lê dương được
đặt dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri. Còn giao chiến tại nơi khác nên