OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 230

Paul Mus nhớ lại, một số binh lính Việt đã khóc khi ra đi. Theo Mus, những
người lính đó "trở về làng bản của họ vẫn trong bộ quân phục Pháp và vài
người đã bị lính Nhật giết vì không chịu chào".

Tuy vậy, David Marr chỉ rõ rằng những người này đã phải "tự xoay sở
lấy… một mình, không vũ khí, dễ bị tấn công". Ông nhận xét, bị cho giải
ngũ có lẽ "làm một số người trong bọn họ dễ chịu, nhưng rõ ràng làm tổn
thương sâu sắc những người khác, và điều đó sau này được những người
Việt Nam theo phong trào đòi độc lập sử dụng để nêu bật bản chất xảo trá
của chủ nghĩa thực dân Pháp".

Chúng ta có thể cho rằng cách đối xử "xảo trá" này đã có những tác động
đáng kể trong một thời gian dài. Cùng năm đó khi người Mỹ đến Đông
Dương, họ đã đối xử tốt và hoạt động sát cánh cùng Việt Minh. Một số
người Việt đã đề cao thêm hình ảnh những người Mỹ và khơi sâu sự phẫn
nộ của người Việt Nam đối với Alessandri và người Pháp. Hai tình tiết trên
càng làm tăng thêm sự ghét bỏ người Pháp vì thái độ của họ và làm nghi
ngờ tuyên bố tiếp nhận quyền cai trị Việt Nam của họ. Vì mặc dù binh lính
của Alessandri đã gặp vô vàn nguy hiểm trong suốt 3 tháng trời sau đó, thì
sau khi rũ bỏ quân phục và vũ khí, binh lính Đông Dương có quyền cảm
thấy mình bị làm nhục và bỏ rơi. Ngày 10 tháng 3, đội hình hàng dọc gồm
người, ngựa và la của Alessandri vượt sông Đà và trên đường tháo chạy bị
quân Nhật liên tục tấn công. 75 lính của đơn vị Lê dương số 3 bỏ mạng
trong một trận đánh tuyệt vọng và tiếp tục phải chống lại nhiều cuộc tấn
công của Nhật vài tuần sau đó.

Trong một số trường hợp, họ còn bị người Đông Dương tấn công. Một báo
cáo Ultra(1) từ ngày 27 tháng 4 năm 1945 viết, "một đơn vị Pháp 56 người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.