trong khi cố vào lãnh thổ Trung Quốc" đã bị "quần chúng tấn công suốt dọc
đường đi khiến 30 người thiệt mạng". Một biệt đội Pháp khác đã bị "người
An Nam phản lại và buộc phải bỏ trang bị để chạy thoát quân Nhật". Kinh
nghiệm của Mus, tuy thế, lại không chứng minh được điều này. Ông nhớ
rằng "trước cuộc đảo chính người Pháp được trọng vọng như những ông
chủ, sau đảo chính họ trở thành những vị khách không mời với những danh
tiếng tồi tệ nhất". Nhưng trong chuyến bay rời Hà Nội tháng 3 năm 1945,
ông "đã được chính người Việt Nam giúp đỡ bằng mọi khả năng có thể".
Theo Mus, cuộc đảo chính đơn giản là "món mì ăn liền, khi mắt người ta đã
mở và cảm giác phụ thuộc không còn nữa".
Đấy chính xác là sự mất kiểm soát mà Pháp vẫn cố sức ngăn cản. Ngày 28
tháng 3 tướng Alessandri thiết lập đại bản doanh của ông ta tại một thung
lũng sau này sẽ trở thành nổi tiếng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của
nhân dân Việt Nam: Điện Biên Phủ. Ngày 29 tháng 3 tướng Sabattier nhập
với ông ta. Cùng ngày một máy bay Anh hạ cánh đưa François de
Langlade, sứ giả của de Gaulle, và đại tá Dewavrin (được biết đến nhiều
hơn với bí danh Passy), giám đốc cơ quan tình báo của de Gaulle (DGER).
De Langlade mang đến hai thông báo cho Sabattier. Thông báo thứ nhất
cho Sabattier biết rằng de Gaulle đã bổ nhiệm ông ta làm phái viên toàn
quyền, chức vụ này đem lại cho ông ta cả quyền hành dân sự và quân sự.
Với tư cách là tư lệnh toàn bộ lực lượng Pháp tại Đông Dương, Sabattier
lập "thủ đô" tạm thời của mình tại Điện Biên Phủ. Trong thông báo thứ hai,
de Gaulle ra lệnh cho Sebattier duy trì vị trí của mình tại Đông Dương như
biểu tượng hiển nhiên của chủ quyền không bị cắt rời của Pháp trên toàn
thuộc địa.
Tuy nhiên, sau chưa đầy một tuần ở Điện Biên Phủ, Nhật đã buộc Pháp
phải tháo chạy. Sabattier và Alessandri đã sớm tự trấn an với niềm tin rằng