Nhật sẽ bằng lòng chiếm giữ vùng đồng bằng màu mỡ và những binh sĩ
Pháp đã trốn thoát sẽ được an toàn trên vùng cao. Nhưng sự dừng chân
chóng vánh của họ tại Điện Biên Phủ đã bị đánh dấu bằng những cuộc tấn
công hàng ngày của quân Nhật mạnh hơn. Không còn thời gian trì hoãn,
Pháp mở đường máu rút khỏi Điện Biên phủ về hướng Lai Châu. Đến ngày
cuối cùng của tháng, Nhật đã đánh bật Pháp ra khỏi Tuần Giáo. Quân đội
Thiên Hoàng tiếp tục truy kích Pháp qua Luang Prabang đến Phong Saly và
tiếp đó là Lai Châu - nơi quân Pháp kháng cự đến ngày 9 tháng 4. Đến cuối
tháng 5 Nhật đã hoàn toàn đánh bật Pháp ra khỏi Đông Dương. Ngày 20
tháng 5 người Pháp vượt biên giới vào Trung Quốc. Trong 72 ngày họ đã
phải tháo chạy qua những địa hình hiểm trở, trong điều kiện thời tiết bất
thường và không có đủ đồ tiếp tế. Đến tháng 6, gần 5.700 người tụt hậu,
trong đó có 2.469 người Âu, qua được biên giới Trung Quốc tại nhiều điểm
khác nhau chỉ để bị tước vũ khí và đối xử với sự khinh miệt ra mặt của chủ
nhà.
Sabattier đã thất bại trong việc duy trì vị trí chiến đấu của Pháp tại thuộc
địa. Mặc dù ông ta - và nhiều người khác nữa - đã đổ lỗi cho sự "phản bội"
của Nhật, họ cũng đổ lỗi cho cả người Mỹ vì đã từ chối họ những hỗ trợ
cần thiết để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Nhật. David Marr cũng như
nhiều nhà sử học khác cho rằng "sự giúp đỡ thực chất của Mỹ và Trung
Quốc có thể cho phép Sabattier bảo vệ một vài đồn lẻ ở miền núi". Người
Pháp đã đặc biệt hy vọng vào tiếp tế đường không của Không đoàn 14 xuất
phát từ những căn cứ tại Trung Quốc.
Liên quan đến cuộc đảo chính của Nhật, tư lệnh Không đoàn 14, tướng
Claire Chennault, thấy mình rơi vào một tình thế khó khăn. Sau đảo chính,
báo cáo về cuộc vây hãm Lạng Sơn tới tấp được đặt lên bàn làm việc của
Chennault. Người Pháp báo đã chịu những tổn thất nặng nề và yêu cầu