thể chống lại bằng cách kết tội Cường Để phục vụ cho những ông chủ Nhật
của mình.
Ông hoàng Cường Để, "người dẫn đầu cuộc đua không chính đáng giành
ngôi báu", đã di cư sang Nhật từ đầu những năm 1900. Quan hệ của ông ta
với Nhật trên thực tế là độc nhất vô nhị. Khi ở Tokyo, ông ta được cho là đã
nhận một cậu bé Việt Nam sinh tại Nhật làm con nuôi. Gã con nuôi này sau
đó đã "trở thành đại tá Sibata trong quân đội Nhật" và là một trong số
những nhà lãnh đạo cuộc xâm lược Đông Dương của Nhật. Tại xứ Mặt trời
mọc, Cường Để đảm dương cương vị lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội
theo lời mời của nhà ái quốc Việt Nam Phan Bội Châu. Quang phục Hội do
Phan Bội Châu thành lập năm 1912 với tư cách là một "phong trào dân tộc
ủng hộ chế độ quân chủ" và trở thành "tổ chức cơ bản thân Nhật của người
Việt Nam" trong Chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1943 kempeitai sử dụng
Quang phục Hội để mộ lính cho lực lượng quân đội bù nhìn của họ. Nếu
thực sự con nuôi của Cường Để là đại tá trong quân đội Nhật, thì nhiệm vụ
này có thể rất dễ dàng. Vào giữa năm 1944 tình báo OSS báo cáo rằng
Cường Để có 7 thuộc hạ cùng ông ta ở Nhật và hơn 50 thuộc hạ khác ở Đài
Loan.
Bên cạnh tiềm lực, Cường Để cũng có những bất lợi dễ nhận thấy: ông ta
đã già và sống xa tổ quốc hầu hết thời trai trẻ. Hy vọng giành được sự ủng
hộ của nhân dân và sự ổn định cho tân chính quyền "độc lập" của Bảo Đại,
Nhật quyết định không không đưa Cường Để từ Tokyo về An Nam trong
tháng 3 năm 1945 vì cảm thấy "nguy cơ bùng nổ tình trạng bất ổn ở địa
phương".
Trong khi đó tại Việt Nam, những nhân vật cầm quyền khác cũng được